您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文
【bxh h2 tbn】Phát triển công nghiệp
Nhà cái uy tín45人已围观
简介Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện pháp luật là một đột phá để phát triểnKhông chỉ gỡ khó, Chính phủ ...
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện pháp luật là một đột phá để phát triển | |
Không chỉ gỡ khó,áttriểncôngnghiệbxh h2 tbn Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi, bứt phá | |
4 đột phá để doanh nghiệp nhà nước trở thành “sếu đầu đàn” | |
Cải cách hành chính: Khâu đột phá tạo tiền đề phát triển đất nước |
Việt Nam đã hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, luyện kim, sắt thép, dệt may, da giày... Ảnh: Nguyễn Thanh |
Rủi ro lớn khi quá phụ thuộc FDI
Nhìn lại cả quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, dễ thấy Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp thuộc nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao. Việt Nam đã hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, luyện kim, sắt thép, dệt may, da giày...
Dù vậy, chỉ sau ít tháng ở vị trí “tư lệnh” ngành Công Thương, ông Nguyễn Hồng Diên đã thay mặt Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương gửi văn bản đến lãnh đạo các tỉnh, thành với không ít lưu ý về phát triển công nghiệp, thương mại. Trong đó, văn bản này nêu rõ, về phát triển công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế…
Trước đó, khi phát biểu tại Đại hội XIII của Đảng vào ngày 28/1/2021, người tiền nhiệm của ông Diên, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã nhấn mạnh, sản xuất công nghiệp vẫn đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất ở công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, còn có sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa các mắt xích trong nội ngành và giữa các ngành công nghiệp dẫn tới sự phát triển thiếu tính bền vững.
Đáng chú ý, động lực trong sản xuất và XK các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam vẫn đang chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI, chiếm xấp xỉ 70% tổng kim ngạch XK của cả nước. “Đây là hệ quả của mối liên kết yếu giữa DN FDI với các DN trong nước trong chuỗi cung ứng, cho thấy năng lực cạnh tranh còn hạn chế của các DN trong nước để có thể tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Trần Tuấn Anh nói.
Trao đổi với một số cơ quan báo chí mới đây, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) bày tỏ trăn trở về câu chuyện phụ thuộc khối FDI trong sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay phát triển mô hình kiểu cũ dựa vào XK. Riêng ngành điện tử mỗi năm XK khoảng 95-100 tỷ USD; dệt may XK khoảng 40 tỷ USD; da giày XK khoảng 20 tỷ USD. Đây là 3 ngành Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu hạ nguồn, nhân công giá rẻ mà tổng kim ngạch XK đã chiếm khoảng 150 tỷ USD/270 tỷ USD hàng năm.
Nhìn từ câu chuyện phát triển công nghiệp của Philippines, ông Trương Thanh Hoài phân tích, trong quá trình phát triển công nghiệp khi mở cửa, FDI vào nhiều nhưng Philippines không có chính sách phát triển công nghiệp riêng. Lương tăng lên, các DN FDI rút đi trong khi DN trong nước vẫn chưa kịp nâng cao trình độ. Đến nay, DN FDI gần như hoàn toàn rút khỏi Philippines. Việt Nam giai đoạn vừa qua, chuyển đổi kinh tế chủ yếu là do các thành phần kinh tế FDI. Với cách làm như hiện nay, Việt Nam sẽ không khác gì Philippines. “10 năm tới Việt Nam sẽ như Philippines. Mặc dù hiện nay FDI vào Việt Nam rất tốt nhưng nếu đặt trường hợp lương tăng quá cao, FDI rút đi thì Việt Nam sẽ còn lại gì? Trong trường hợp khi thu nhập trên đầu người của Việt Nam tăng cao lên, nguy cơ FDI rút khỏi Việt Nam là khá rõ ràng”, ông Trương Thanh Hoài nói.
Đột phá trong hỗ trợ DN công nghiệp
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nhờ có các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới. Các FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường và gia tăng thu hút đầu tư FDI. Độ mở nền kinh tế lớn giúp cho hàng hoá XK của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường toàn cầu, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt.
Đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, mô hình tăng trưởng mới, bối cảnh phát triển cũng mới đòi hỏi các chính sách phát triển công nghiệp cũng phải đổi mới, khác với những chính sách đã thực hiện trong quá khứ. Tổ chức Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD) chỉ ra, chính sách công nghiệp mới là cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề mới như: Hội nhập, nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu, công nghiệp 4.0, phát triển sản xuất gắn với mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động, tái cấu trúc chuỗi giá trị để ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài... Chính sách công nghiệp mới phải gắn liền với hoạt động xúc tiến, tạo thuận lợi đầu tư, đồng thời có các cơ chế sàng lọc đầu tư nhằm tạo động lực thu hút đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước.
Để có thể xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách công nghiệp mới này, trong giai đoạn tới, theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Việt Nam cần có những giải pháp đột phá, đổi mới hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DN sản xuất công nghiệp, thể chế hoá các định hướng phát triển công nghiệp đã được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Cần nguồn lực đủ mạnh
Muốn thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, theo ông Trương Thanh Hoài, Nhà nước cần đề ra những chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó lấy việc phát triển các DN nội làm trọng tâm. Ngành công nghiệp không tự nhiên phát triển mà cần có “bàn tay” của Chính phủ. Việc mở cửa nền kinh tế không đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế nếu không có chính sách phát triển công nghiệp trong nước đủ mạnh. Muốn có chính sách đủ mạnh cần phải có nguồn lực. Tuy nhiên, nguồn lực cho DN công nghiệp trong nước đang thiếu khi nhiều bộ, ngành còn ý kiến khác nhau.
Dẫn chứng câu chuyện phát triển công nghiệp của Hàn Quốc, lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết, Hàn Quốc cũng từng có thời tranh cãi về nguồn lực. Sau cùng, Ủy ban phát triển công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc được ra đời. Điều đáng chú ý ở Ủy ban này là do Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc làm Chủ tịch mà không phải là Bộ Thương mại, Công Thương và Năng lượng, bởi Hàn Quốc xác định muốn hỗ trợ được DN phải có nguồn lực.
“Trong Luật phát triển công nghiệp của Hàn Quốc bắt buộc yếu tố đó rất chặt. Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cũng tương đương với nhập giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính của Việt Nam. Bộ đó vừa hoạch định ra kinh tế vĩ mô, vừa bố trí nguồn lực”, ông Hoài nói.
Cũng theo Cục trưởng Cục Công nghiệp, để hình thành đội ngũ DN công nghiệp nội đủ mạnh trong các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế, Nhà nước cần có chính sách “nuôi dưỡng nguồn thu” thông qua việc tạo ra nguồn vốn mồi để DN phát triển. Nếu không đả thông được tư tưởng “có đầu tư nguồn lực mới có phát triển” thì mọi thứ sẽ đi vào ngõ cụt, không có cách nào để công nghiệp Việt Nam phát triển.
Một số chuyên gia kinh tế đánh giá, suốt quá nhiều năm qua các quốc gia phát triển đều có các luật để thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần thiết phải có Luật phát triển công nghiệp. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay Bộ Công Thương cũng đang muốn xây dựng Luật phát triển công nghiệp với tư tưởng thay đổi rõ nét. Đó là, Nhà nước tập trung lo chuyện phát triển dài hạn, đồng thời thúc đẩy, tạo điều kiện cho xã hội tham gia vào lĩnh vực công nghiệp. “Rõ ràng phải có một khuôn khổ pháp lý để có thể thúc đẩy các cơ quan liên quan trong quá trình phát triển công nghiệp”, ông Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.
Tags:
相关文章
Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
Nhà cái uy tínPhan Quốc Việt là ai?Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) được Sở KH&ĐT TP.HCM cấp ...
阅读更多Tỉnh luôn đồng hành với khó khăn của doanh nghiệp
Nhà cái uy tín61 doanh nghiệp đăng ký phát biểu ý kiến, nhiề ...
阅读更多Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và những vấn đề cần quan tâm
Nhà cái uy tínLuật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đư ...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
-
Nhớ về anh lớp trưởng
-
Kỷ vật 40 năm
-
Phải báo cáo định kỳ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách
-
Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
-
Hiệu quả từ những chương trình hỗ trợ của Nhà nước ở xã Đồng Tâm
友情链接
- NA Chairwoman highlights gender equality in message to UN
- Party Central Committee’s 13th plenum concludes
- Việt Nam, Indonesia call for int’l support for Great Lakes region
- New decree to improve performance of civil servants
- Việt Nam attends UN Human Rights Council’s 45th regular session
- Multilateralism faces greater challenges: Norwegian FM
- Việt Nam ready for 37th ASEAN Summit
- New decree to improve performance of civil servants
- Party Central Committee convenes 13th session