Bắt đầu đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Trước thềm cuộc gặp,ôngnhiềutriểnvọngchovòngđàmphánthươngmạiMỹkết quả al ain Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ có được “kết quả tốt đẹp”. Nhưng thực tế có thể không được như vậy. Giới truyền thông nhận định, lãnh đạo Trung Quốc đã định hình lại quan điểm về đòn áp thuế nhập khẩu mà chính quyền Trump đang theo đuổi. Theo đó, Trung Quốc không còn xem trừng phạt thuế đơn thuần chỉ là cố gắng của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại, mà là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc vươn lên cường quốc toàn cầu có khả năng thách thức Mỹ. Trước thềm vòng đàm phán mới, tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Anh đăng bài xã luận có tiêu đề “Hiểu sâu về chiến tranh thương mại để bình tĩnh đối phó”. Bài viết nhấn mạnh Mỹ “muốn thu lợi từ quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, nhưng hơn hết là muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”. Trong khi đó, hãng Bloomberg bình luận, vòng đàm phán mới cho thấy Trung Quốc muốn đưa quan hệ với Mỹ trở lại đúng quỹ đạo, như từng có giai đoạn nồng ấm thời gian đầu Donald Trump lên nắm quyền. Nguồn tin giấu tên trong giới cố vấn cấp cao tại Bắc Kinh cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo các cơ quan dưới quyền nhanh chóng ổn định quan hệ hợp tác với Mỹ, vì để xung đột kéo dài, lan rộng có thể đe dọa tương lai phát triển tại Trung Quốc, làm chệch hướng mục tiêu đưa Trung Quốc thành cường quốc toàn cầu. Vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc chưa hiểu ý định và trọng tâm yêu sách của Mỹ. Derek Scissors, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) đánh giá, Trung Quốc có thể chấp nhận nhượng bộ Mỹ, nhưng không tin rằng chính quyền Trump có ý đàm phán thực chất. Triển vọng thiếu tích cực của đàm phán là điều đã được dự cảm trước, với việc Mỹ tiếp tục công kích Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Trump cho biết Mỹ không kỳ vọng vào vòng đàm phán mới được nối lại. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, cần nhiều thời gian để giải quyết bất đồng và Mỹ không vội vàng trong việc tìm kiếm thỏa thuận với Trung Quốc. Phát biểu trước đông đảo cử tri tại một sự kiện ở West Virginia một ngày sau đó, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không để Trung Quốc có điều kiện vượt lên như trước. Không có đột phá, nhưng vòng đàm phán lần này vẫn được xem là diễn biến tích cực, bước khởi đầu cho kế hoạch để Mỹ và Trung Quốc có thể chốt được thỏa thuận cuối cùng vào tháng 11. Wall Street Journal dẫn lời quan chức hai nước cho biết, tranh chấp có thể sẽ được giải quyết ổn thỏa tại các cuộc tiếp xúc giữa ông Trump và Tập Cận Bình dự kiến diễn ra bên lề các hội nghị đa phương trong tháng 11 tới, đó là Hội nghị thượng đỉnh APEC 2018 ở Papua New Guinea vào giữa tháng và Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng tại Argentina. Nếu thực hiện thành công, nó sẽ tránh một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện giữa hai nước, hủy hoại quan hệ Mỹ-Trung và gây đứt gãy các thị trường toàn cầu. Nhưng không dễ để hoàn tất lộ trình như vậy bởi hai nước còn nhiều bất đồng chưa thể sớm vượt qua. Vòng đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Mỹ chính thức áp mức thuế nhập khẩu mới đối với khối lượng hàng hóa nhập từ Trung Quốc có tổng trị giá 16 tỷ USD với cáo buộc Bắc Kinh "đánh cắp" công nghệ. Với quyết định này, Mỹ chính thức hoàn tất kế hoạch áp thuế đối với khối hàng hóa tổng trị giá 50 tỷ USD nhập từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế mới đã được áp với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 34 tỷ USD từ hôm 6/7. Trung Quốc cũng luôn cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp trả đũa tương tự nhằm vào lượng hàng hóa nhập từ Mỹ với tổng giá trị tương đương với trọng tâm nhắm vào những sản phẩm mang tính biểu tượng của ngành sản xuất ở Mỹ như xe motor Harley Davidson, rượu bourbon và nước ép cam cùng hàng trăm sản phẩm khác. |