当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng cúp châu âu】Ô nhiễm môi trường, "sát thủ" hàng đầu của sức khỏe

【bảng xếp hạng cúp châu âu】Ô nhiễm môi trường, "sát thủ" hàng đầu của sức khỏe

2025-01-10 00:58:31 [World Cup] 来源:88Point

Cũng theo khảo sát thì ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của Việt Nam đứng thứ 77,Ônhiễmmôitrườngquotsátthủquothàngđầucủasứckhỏbảng xếp hạng cúp châu âu chất lượng nước đứng thứ 80. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người tại Việt Nam.

LĐOngày 28/5 cho biết, Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam đánh giá hoạt động giao thông góp phần 85% lượng khí CO2(gây ngạt thở, nhói ở mũi, cổ họng), 95% lượng VOCs (các chất hữu cơ bay hơi có thể gây khô da, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá, gan thận) và các loại khí độc hại khác. PM10 là hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet, thường do xe mô tô, nhà máy điện... trực tiếp thải ra. Loại bụi siêu nhỏ này dễ dàng xâm nhập vào phổi, mạch máu và gây ra các bệnh như tim, ung thư phổi, hen và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Mật độ PM10 tại các nút giao thông ở các đô thị lớn thường vượt cao ở mức cho phép.

Điển hình, tại nút Kim Liên (Hà Nội), lượng PM10 hiện cao gấp 17 lần mức cho phép; tại nút Đinh Tiên Hoàng của TP.HCM, con số này là 26 lần. Một kết quả quan trắc chất lượng không khí vừa được công bố mới đây của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM tại các khu vực đông đúc người qua lại như: Ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, ngã tư Bảy Hiền, vòng xoay Phú Lâm, vòng xoay Hàng Xanh, xa lộ Hà Nội... và các khu dân cư gần nhà máy hoặc gần các khu công nghiệp đều có chỉ số ô nhiễm cao nhất. 88% giá trị quan trắc về bụi đã không đạt chuẩn cho phép.

Nồng độ bụi lớn tại các đô thị ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Ảnh: LĐO
Nồng độ bụi lớn tại các đô thị ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Ảnh: LĐO

Tiếng ồn là một trong những vấn nạn ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn, nguyên nhân chủ yếu do giao thông gia tăng, tiếng ồn của động cơ, còi xe, phương tiện giao thông kém chất lượng... Mặc dù Chính phủ đã có nghị định về xử phạt hành chính với các cơ sở vi phạm tiếng ồn nhưng đến nay vẫn chưa thấy đơn vị nào bị xử lý.

Đáng chú ý, theo một số liệu của Tổng cục Môi trường công bố vào tháng 3 vừa qua, ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép, chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần. Đặc biệt, tại các công trình xây dựng, các nút giao thông trọng điểm, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép. Các thông số khí NO2, SO2, benzen... lẫn trong không khí đang ở dưới các quy chuẩn nhưng vài năm trở lại đây, lượng phát thải ô nhiễm đang có xu hướng tăng lên.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn là sự góp mặt không nhỏ của các loại tội phạm về môi trường khác, ví dụ như tình trạng xả nước thải không qua xử lý ra các hệ thống sông ngòi. Các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy là điển hình bị suy thoái nghiêm trọng do nước xả thải. Ngay cả doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Điện lực cũng xảy ra các sai phạm về quản lý chất thải nguy hại ngành điện tại các đơn vị thành viên.

Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh đáng lẽ là nơi đảm bảo sức khỏe cho con người, tuy nhiên đây cũng là nơi phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra cộng đồng, khi chất thải và nước thải y tế không được xử lý mà thải thẳng vào môi trường. Hiện tượng này xảy ra ở các tuyến xã và các cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các bệnh viện lớn, các cơ sở y tế còn lén lút lấy chất thải y tế bán ra ngoài để tái chế hoặc chôn lấp thông thường, như vụ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K...

TheoLĐO

Theo tài liệu truyền thông về môi trường, có một số chất đặc trưng gây ô nhiễm môi trường không khí thường gặp (do giao thông, xây dựng...) ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

Bụi:Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm (có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang) xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư...

Chì (Pb)
: Khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất... Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, sữa mẹ... Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).

Tiếng ồn: Sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh... Thông số tiếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viêm dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí radon:
Sinh ra do phân rã hạt nhân urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương. Nhiễm độc khí radon có thể gây ung thư phổi, gây bệnh máu trắng...

L.H(tổng hợp)

 

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读