发布时间:2025-01-24 23:36:57 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Sản xuất tại Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). Ảnh: Đức Thanh |
Giá như các tỉnh cùng chung tiếng nói
Ông Võ Quốc Thắng,ươngtrìnhPhụchồivàPháttriểnkinhtếGóihỗtrợmạnhnhấtlàcảicáchthểchếnhận định west ham vs Chủ tịch HĐQH Đồng Tâm Group đã phải thốt lên một mong muốn đáng ra là tất yếu khi nói về phát triển kinh tếVùng đồng bằng sông Cửu Long.
“Giá như lãnh đạo của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng chung tiếng nói về thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Lúc này phải nói về đầu tư vùng, chứ không thể nói về đầu tư tỉnh được”, ông Thắng nói.
Vượt qua giai đoạn căng thẳng nhất của dịch bệnh, các nhà máy của Đồng Tâm cũng như 95% doanh ngiệp ở Long An đã trở lại sản xuất. Các doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược chủ động phòng, chống dịch theo sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Long An. Mặc dù số lượng F0 tăng, nhưng sự hoảng sợ, bối rối không còn như giai đoạn đầu.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Long An đang rất hứng khởi với thông tin sẽ khởi công các đường 823D, 827E, đường Lương Hòa kết nối Long An với TP.HCM trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022. Ngoài ra, đang có đề xuất 6 dự ángiao thông kết nối Long An với TP.HCM từ nay tới năm 2025...
“Chúng tôi rất vui khi nghe tin này, vì không có kết nối tốt, không nhà đầu tư nào đến Long An. Nhưng doanh nghiệp không chỉ cần kết nối từ Long An đến TP.HCM. Các nhà cung cấp của chúng tôi còn ở Bình Dương, Đồng Nai... Doanh nghiệp cần một hệ sinh thái hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ một ví dụ mới nhất là nhà máy ở Long An mở cửa, nhưng các nhà cung cấp ở địa phương khác chưa mở, nên chúng tôi buộc phải hoạt động cầm chừng với số nguyên liệu dự trữ. Nghĩa là, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hay thu hút đầu tư không thể chỉ nhìn vào một địa bàn, trông vào một vài chính quyền địa phương”, ông Thắng nói.
Thực trạng trên không mới, nhưng đang nổi lên là nút thắt lớn sau những ứng xử thiếu thống nhất, thiếu kết nối giữa các địa phương trong thực thi các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Ngay cả lúc này, khi chiến lược ứng phó linh hoạt với dịch bệnh theo Nghị quyết 128/2021/NQ-CP đang đi vào cuộc sống, thì không phải mọi nơi đều đồng thuận.
Trong báo cáo mới nhất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất được đặt lên hàng ưu tiên vẫn là “sự hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục”, kể cả trong các trường hợp có F1, FO. Nhưng để làm được điều này, Trưởng ban IV Trương Gia Bình vẫn tiếp tục đề nghị ban hành các hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và chính quyền thực hiện thống nhất.
Chính những ví dụ thực tiễn này đang khiến các doanh nghiệp lo ngại không nhỏ khi nhắc đến các phương án phục hồi, phát triển.
Theo ông Thắng, chính trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ chuyển đổi số, để giảm số lao động sử dụng, thay đổi cách thức vận hành sản xuất, sản lượng tăng 30-50%. Chi phí chuyển đổi số khá lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn lực, nhưng đang phải làm vì khả năng thiếu hụt lao động lớn. Ông cũng đang phối hợp với một số đối tác xây dựng phương án giám chi phí logistics.
Có thể có một chương trình cắt giảm thủ tục trên diện rộng?
Doanh nghiệp cần hỗ trợ tiền, nhưng cần hơn hết là hỗ trợ bằng chính sách. Quan điểm này dù được nhắc lại nhiều lần, nhưng ông Võ Quốc Thắng vẫn muốn nhấn mạnh khi chia sẻ quan điểm về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế mà Chính phủ, Quốc hội đang bàn thảo.
相关文章
随便看看