【kết quả atlante】Giảm thuế giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, kích cầu tiêu dùng
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, Quốc hội đã quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giảm gần 124 nghìn tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2022, đã thực hiện giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng; Năm 2023, giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 trong 6 tháng cuối năm 2023 cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 23,4 nghìn tỷ đồng; Năm 2024, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15 ước khoảng 49 nghìn tỷ đồng. |
Tổng số thuế GTGT đã thực hiện giảm cho doanh nghiệp và người dân theo các nghị quyết của Quốc hội gần 124 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cho rằng, các giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác trong thời gian qua đã và đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Theo thông tin về diễn biến kinh tế - xã hội thời gian qua tại Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Chính phủ và Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nhiều điểm tích cực.
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8% (trong khi đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023 đạt 559,3 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 292 tỷ USD, giảm 6,8%; nhập khẩu đạt 267,3 tỷ USD, giảm 14,8%). Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Từ kết quả đạt được nêu trên, Bộ Tài chính đánh giá, chính sách giảm thuế GTGT 2% đã góp phần giúp giảm giá thành thông qua doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT dẫn đến giảm giá bán của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng của người dân, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và đạt được mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách giảm thuế GTGT là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
Theo Bộ Tài chính, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sớm tổng kết, đánh giá và tham mưu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, bao gồm tiếp tục gia hạn giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025 để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025, áp dụng cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT hiện hành quy định 2 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp bằng số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%, thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào).
Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế 2% thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ tại dự thảo giữ nguyên như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15; giao Chính phủ hướng dẫn, tổ chức triển khai, bảo đảm công khai minh bạch, hiệu quả, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm thuế GTGT 2% đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Việc giảm thuế góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
ÔNG PHẠM VĂN LONG - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM (VESS): Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhưng không nên kéo dài Tôi đồng tình với đề xuất tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ liên quan đến miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp vì nguồn lực tài khóa đủ khả năng đáp ứng. Nếu nhìn vào kết quả ước thu ngân sách nhà nước 2024 thì dự kiến thu ngân sách sẽ tăng 10% so với dự toán. 10% tăng thêm này tương đương với 190.000 tỷ đồng và con số hỗ trợ cho chính sách miễn giảm thuế, phí cũng tương đương với khoảng hơn 180.000 tỷ đồng, có nghĩa là, nếu năm 2024 không có các chính sách hỗ trợ đó thì tăng thu ngân sách thực tế có thể lên tới 20%. Ngoài ra, Quốc hội đang bàn về sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan đến rượu bia, thuốc lá và khả năng cao Quốc hội sẽ thông qua việc tăng thuế trong thời gian sắp tới. Điều này cho thấy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để thực hiện các chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong năm 2025, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chính sách hỗ trợ này không nên kéo dài. Vì chính sách đã hỗ trợ đã được thực hiện trong thời gian dài và ngân sách cũng cần cân bằng trở lại. Nếu tiếp tục kéo dài sẽ tạo “thói quen” cho doanh nghiệp và động lực của doanh nghiệp sẽ giảm đi.q Luyện Vũ (ghi) ÔNG NGUYỄN BÁ HÙNG - CHUYÊN GIA KINH TẾ TRƯỞNG - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) TẠI VIỆT NAM: Hỗ trợ kích cầu tiêu dùng trong nước Có tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giảm 2% thuế GTGT nữa hay không phụ thuộc vào việc Chính phủ sẽ cân nhắc xem công cụ chính sách tài khóa này có cần thiết hay không và việc đề xuất chính sách đó sẽ cân đối với diễn biến tăng trưởng kinh tế. Nếu Chính phủ cảm thấy thực sự cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp, cần tiếp tục kích cầu hơn nữa thì Chính phủ sẽ áp dụng biện pháp hỗ trợ. Nhưng điều quan trọng hơn, tôi cho rằng, đề xuất tại thời điểm này có nên duy trì hay không thì cần quay về câu chuyện tiêu dùng trong nước hiện có vẻ vẫn đang yếu, đầu tư trong nước cũng đang yếu. Việc giảm thuế GTGT là giảm trực tiếp nên dễ kích cầu tiêu dùng nội địa, nên việc tiếp tục thực hiện là rất tích cực. Bên cạnh đó, về định hướng thì chủ trương của Chính phủ cũng thể hiện tương đối rõ là vẫn áp dụng chính sách tài khoá linh hoạt, mở rộng. Động lực tăng trưởng của thị trường trong nước đang yếu, cộng thêm triển vọng khó lường của kinh tế thế giới nên bây giờ chính là lúc cần sử dụng chính sách tài khoá nới lỏng mở rộng để kích cầu nội địa. Tuy nhiên, các biện pháp nới lỏng cần tập trung vào triển khai có hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng. Thảo Miên (ghi) ÔNG NGUYỄN VĂN ĐƯỢC - TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ TRỌNG TÍN: Giảm thuế thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ và khoan sức dân Các chính sách gia hạn, giảm thuế đã ngấm vào doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về dòng tiền; giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thuế đi vào cuộc sống đã góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước; trong đó người dân được hưởng lợi. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang rất khó khăn, doanh nghiệp chưa hồi phục hoàn toàn, thì việc tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế GTGT là cần thiết. Giải pháp này không chỉ đơn thuần là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tài chính mà còn thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ và khoan sức dân của Chính phủ và Nhà nước. Tuấn Nguyễn (ghi) |
下一篇:Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
相关文章:
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Đã xác định được vị trí CASA
- Chủ tịch nước và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nhật Bản
- Twitter bị khởi kiện vì phân biệt giới tính
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- Tin tức 24h ngày 7/7: Cô gái chết úp mặt lập lờ trôi dưới cống
- Dự báo thời tiết ngày mai 19/6/2016
- 'Ván cờ liều' cay đắng của Thủ tướng Anh
- Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp
相关推荐:
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch tỉnh Long An Trần Văn Cần
- Đàn ông dễ quan hệ không an toàn với phụ nữ đẹp
- Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Sau 1 năm, dân số Việt Nam tăng lên gần 1 triệu người
- Xe khách nát bét, rúc đầu vào đuôi xe tải sau cú đâm 'trời giáng'
- Những điều ít biết về con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công thương
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- Cảm động chú chó cứu chủ trong hỏa hoạn
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Tạm giữ 17 con bạc