【bóng đá online hôm nay】Chứng khoán tuần: Đối diện tuần cơ cấu ETF
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:26:20 评论数:
Đà tăng cực mạnh tới hơn 120 điểm của VN-Index tới nay vẫn chưa điều chỉnh là một kỷ lục của thị trường. Đà tăng đó có thể chững lại tuần tới khi đối diện với đợt tái cơ cấu danh mục quý 2/2018 của cả hai quỹ ETF ngoại lớn.
Cuối tuần qua,ứngkhoántuầnĐốidiệntuầncơcấbóng đá online hôm nay đến lượt quỹ V.N.M công bố kết quả đảo danh mục tuần tới. Theo đó hai cổ phiếu là HSG và HAG sẽ bị loại khỏi quỹ này, tức là bán hết. Quỹ FPTS trước đó cũng đã loại FLC. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là các quỹ V.N.M đã giảm tỷ trọng phân bổ vốn cho thị trường Việt Nam từ 75,31% xuống 71,5%. Điều đó nghĩa là sẽ có 1,43% giá trị quỹ đang đầu tư vào thị trường Việt Nam sẽ bị thanh hoán để đầu tư vào thị trường khác.
Các tuần tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF này đều gây xáo trộn nhất định cho thị trường. Áp lực bán ròng khá lớn lần này cũng không ngoại lệ. Mặc dù yếu tố này gây sức ép đến đâu vẫn còn là ẩn số, vì có thể các nhà đầu tư khác đủ sức mua đối ứng, nhưng điều đó chỉ có thể xác nhận vào ngày cuối tuần. Các phiên giao dịch trước thời điểm này thường có thanh khoản sụt giảm đáng kể.
Theo các ước tính từ các công ty chứng khoán thì nhiều blue-chips sẽ bị cả hai quỹ bán ra tương đối mạnh. Đáng kể nhất là VIC có thể bị quỹ V.N.M bán ròng 1,9 triệu cổ, quỹ FPTS dự kiến bán 3,7 triệu cổ. MSN, HPG, STB cũng bị quỹ này bán nhiều trong khi FTSE lại mua vào. Đây sẽ là tuần giao dịch khá căng thẳng trong bối cảnh thị trường lại vừa tăng trưởng rất mạnh. Nhiều cổ phiếu đạt lợi nhuận lớn trong 2 tuần qua càng khiến cho tình thế trở nên khó lường hơn.
Cụ thể, chỉ trong 9 phiên kể từ khi VN-Index chạm đáy ngày 28/5, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng giá rất cao: HSG tăng 34,55%, VPB tăng 33,51%, HDB tăng 32,32%, VCB tăng 27,56%, HPG tăng 25,87%, SSI tăng 23,64%, BID tăng 22,09%, PLX tăng 21,79%, VJC tăng 20,62%, STB tăng 18,99%, MWG tăng 18,28%, BVH tăng 16,95%, MBB tăng 16,92%...
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/6 | Giá đóng cửa ngày 1/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/6 | Giá đóng cửa ngày 1/6 | Mức tăng (%) |
TV1 | 12.2 | 14.4 | -15.28 | FCM | 7.79 | 6.4 | 21.72 |
FDC | 18 | 20.1 | -10.45 | ICF | 2.04 | 1.69 | 20.71 |
PXT | 2.36 | 2.6 | -9.23 | FCN | 17.7 | 14.75 | 20 |
OPC | 49.7 | 54.5 | -8.81 | NKG | 24.55 | 20.8 | 18.03 |
TLD | 10.75 | 11.75 | -8.51 | MCG | 3.18 | 2.72 | 16.91 |
DIC | 5.27 | 5.7 | -7.54 | HSG | 13.15 | 11.3 | 16.37 |
VTB | 16.45 | 17.75 | -7.32 | NLG | 30.6 | 26.37 | 16.05 |
HOT | 41.4 | 44.65 | -7.28 | VNS | 15.9 | 13.8 | 15.22 |
SVT | 5.43 | 5.83 | -6.86 | VND | 22 | 19.1 | 15.18 |
SAV | 8.57 | 9.2 | -6.85 | LGL | 7.25 | 6.3 | 15.08 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/6 | Giá đóng cửa ngày 1/6 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/6 | Giá đóng cửa ngày 1/6 | Mức tăng (%) |
DST | 3 | 4.3 | -30.23 | L44 | 1.9 | 1.3 | 46.15 |
DS3 | 9.6 | 13.6 | -29.41 | KHL | 0.4 | 0.3 | 33.33 |
NST | 11.7 | 14.2 | -17.61 | QNC | 5.2 | 4 | 30 |
KSK | 0.5 | 0.6 | -16.67 | UNI | 9.7 | 7.9 | 22.78 |
PMS | 13.2 | 15.8 | -16.46 | HNM | 2.8 | 2.3 | 21.74 |
SDA | 2.4 | 2.8 | -14.29 | PCG | 20.5 | 17.1 | 19.88 |
ATS | 40.1 | 46.3 | -13.39 | KDM | 3.7 | 3.1 | 19.35 |
KSQ | 1.4 | 1.6 | -12.5 | KHB | 0.7 | 0.6 | 16.67 |
SPP | 7.8 | 8.9 | -12.36 | AMV | 15.9 | 13.7 | 16.06 |
SCL | 2.9 | 3.3 | -12.12 | VXB | 15 | 13 | 15.38 |
Đà tăng giá càng mạnh thì nguy cơ bị chốt lời càng lớn trong bối cảnh thị trường sẽ chịu thêm cả áp lực tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của đợt tái cơ cấu này. Những tuần tái cơ cấu trước đây, thị trường luôn phản ứng trước bằng diễn biến lình xình giảm.
Chẳng hạn tuần trước tuần tái cơ cấu 12-16/3 vừa rồi, thị trường hầu như không tăng. Tuần trước kỳ cơ cấu tháng 12/2017, thị trường điều chỉnh giảm nhẹ hơn 5%. Tuần trước kỳ cơ cấu tháng 9/2017 thị trường cũng lình xình rất yếu...
Rõ ràng lần này, với mức tăng giá cổ phiếu thống kê sơ bộ ở trên, rất nhiều mã đã đặt vào tay nhà đầu tư ngắn hạn khoản lợi nhuận trong mơ. Đó sẽ là yếu tố khiến nhà đầu tư phải suy nghĩ nếu muốn tái cơ cấu và tối đa hóa lợi nhuận nhân dịp các quỹ ETF giao dịch mạnh lần này.
Tuy vậy thị trường sẽ chỉ chịu áp lực trong ngắn hạn và điều chỉnh giảm nếu diễn ra cũng không phải là rủi ro quá mức. Rất nhiều nhà đầu tư đã chưa kịp mua vào kể từ khi thị trường tạo đáy cuối tháng 5 nên đợt điều chỉnh này sẽ cơ hội lớn.
Mặt khác, thị trường sau khi đã tạo đáy đang tìm kiếm cơ hội phục hồi và thời điểm hiện tại đã đi qua một nửa tháng 6. Mùa kết quả kinh doanh sẽ tới trong khoảng giữa tháng 7 và thị trường thường phản ánh trước kỳ vọng vào cuối tháng 6. Nói cách khác, thị trường sau đợt tái cơ cấu của hai quỹ ETF sẽ trở lại quỹ đạo thường thấy của mua báo cáo tài chính bán niên với các kỳ vọng mới.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
28.5.2018 | 3,557.3 | 702.7 | 715.7 |
29.5.2018 | 5,085.5 | 625.4 | 625.6 |
30.5.2018 | 4,508.6 | 563.3 | 994.7 |
31.5.2018 | 3,673.2 | 1013.0 | 1706.9 |
1.6.2018 | 4,326.0 | 867.8 | 805.6 |
4.6.2018 | 5,185.1 | 670.1 | 772.7 |
5.6.2018 | 5,520.3 | 633.4 | 674.7 |
6.6.2018 | 4,960.5 | 391.2 | 511.2 |
7.6.2018 | 5,006.9 | 754.3 | 569.2 |
8.6.2018 | 4,289.5 | 411.9 | 427.0 |
Trọng Nghĩa