Chiều 18/4,ầnchungtayđểgiảmbẩntrênthịtrườngnướcuốngtinhkhiếdự đoán trận arsenal tại Hà Nội, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội thảo hướng dẫn người tiêu dùng hiểu đúng-dùng đúng về nước uống đóng chai, trong bối cảnh thị trường ngày càng đa dạng về sản phẩm, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, kém chất lượng…
"Ma trận" nước uống đóng chai
Theo thống kê của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, trên thị trường hiện có 130 sản phẩm nước uống đóng chai của các doanh nghiệp (DN) có thương hiệu, có thể thống kê, giám sát được chất lượng. Bên cạnh đó có một số lượng sản phẩm nước đóng chai không thể kiểm soát được của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
Rất nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai có vấn đề. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay, Hội cùng với cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện không ít trường hợp ngay tại Hà Nội, DN đăng ký sản xuất nước uống đóng chai từ nguồn nước giếng, tuy nhiên thực tế là lấy nguồn nước máy.
Có cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhưng sản xuất từ nước giếng khoan; trên mặt đất quanh giếng lại chăn nuôi gia súc, gia cầm, dẫn đến khả năng ô nhiễm, thẩm thấu nguồn nước giếng rất cao và chỉ được xử lý qua hệ thống sơ sài.
Người tiêu dùng đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn. Tình trạng sản xuất, kinh doanh nước đóng chai giả, nhái nhãn mác; thông tin quảng cáo gây nhầm lẫn, giá cả không đi đôi với chất lượng; pha chế chất độc hại vào sản phẩm. Bên cạnh đó, nước đóng chai giả từ nguồn nhập lậu cũng không nhỏ.
Cơ quan chức năng đã từng phát hiện nước đóng chai nhiễm vi khuẩn coliform gây bệnh đường ruột, tiêu chảy của các nhãn hiệu Aquavenus, Bouwater, WaterHaru, Sakur. Chi cục quản lý thị trường Yên Bái cũng phát hiện 6.000 lon nước uống tăng lực An Đô sử dụng đường Saccharin- loại đường không được phép sử dụng trong sản phẩm. Và mới đây là vụ việc sản phẩm của Tân Hiệp Phát cũng đang gây chú ý cho dư luận…
Chung tay làm sạch thị trường
“Khi phát hiện những trường hợp gian lận về sản phẩm, người tiêu dùng cần chủ động phản ánh và hợp tác với cơ quan chức năng nhà nước và Hội Bảo vệ người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương để cùng đấu tranh…”-ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Năm 2014, Hội đã tiếp nhận trên 1.000 vụ việc liên quan đến xâm hại quyền lợi người tiêu dùng, trong đó đã xử lý thành công trên 75% vụ việc. Trong số chưa thành công có một phần lỗi từ người tiêu dùng như mua hàng nhưng không lấy hóa đơn, không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và một phần khác do phía doanh nghiệp thiếu thiện chí…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, quy chuẩn kỹ thuật đối với nước uống thiên nhiên và nước uống đóng chai được quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa...
Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân thủ quy định về tên sản phẩm và chỉ định sản phẩm: nước có ga tự nhiên, ít ga tự nhiên, hay không ga, bổ sung ga từ nguồn... Tên nguồn được khoáng, khu vực nguồn nước khoáng phải được ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Nghiêm cấm ghi nhãn về tác dụng chữa bệnh.../.
Hải Anh