【kq vl】Sửa Luật Giao thông đường bộ: Tháo “rào” cho phát triển đường cao tốc

sua luat giao thong duong bo thao rao cho phat trien duong cao toc

Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng. Ảnh: ST.

Tuy nhiên,ràokq vl những hạn chế trong Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành đang gây khó khăn cho công tác quản lý, đồng thời không thể tạo ra cơ chế để đầu tư phát triển nhanh đường cao tốc.

Khai thác hơn 700 km đường cao tốc

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải): Tính đến hết tháng 12-2015, hệ thống đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 743 km. Tuy nhiên, số km đường cao tốc này mới đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội hiện nay.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đánh giá: Đường cao tốc được đưa vào khai thác đem lại nhiều tác động tích cực tới kinh tế- xã hội. Trong năm 2015, nhờ tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai mà tỉnh Lào Cai đã tăng thêm GDP tới 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các địa phương khác, khi vận hành đường cao tốc còn giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông cũng như giảm tiêu hao nhiên liện, hao mòn phương tiện… Mặc dù có nhiều lợi ích, song ông Nhi cũng cho rằng các cơ sở pháp lý hiện tại thiếu rõ ràng, gây không ít khó khăn trong suốt quá trình đầu tư, vận hành đường cao tốc.

Cụ thể, tại Luật Giao thông đường bộ 2008, chỉ có Điều 26 quy định về đường cao tốc. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư hướng dẫn lại khá hạn chế, chưa đồng bộ dẫn tới tình trạng trong quá trình đầu tư, khai thác, vận hành đường cao tốc, DN phải vận dụng các tiêu chí, hướng dẫn của văn bản khác như hệ thống đường bộ bình thường. Điều này khiến DN rơi vào thế “tình ngay lý gian”, khó giải thích các chi phí đầu tư, khai thác khi có thanh tra, kiểm toán. Trên thực tế, chi phí đầu tư, khai thác… đường cao tốc chưa được ban hành định mức nên vẫn phải áp dụng tương đương với mức khá thấp của đường bộ, không đủ sức thu hút người lao động. VEC đã phải vận dụng nhiều biện pháp để cán bộ, công nhân viên có mức thu nhập bình quân là 5,5-7,9 triệu đồng. Trong vấn đề này, VEC đề nghị cần xây dựng các định mức lao động, tiêu chí lao động và các quy định cụ thể cho loại hình lao động vận hành, khai thác đường cao tốc để có thể phục vụ tốt nhất cho người tham gia giao thông.

Một trong những vướng mắc nổi cộm trong vận hành đường cao tốc hiện nay là tình trạng các xe siêu trường, siêu trọng có tốc độ di chuyển khá chậm vẫn được lưu thông. Theo ông Nhi, Điều 76, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định việc lưu thông trên đường cao tốc đối với các xe siêu trường, siêu trọng là do các cấp có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, điểm bất hợp lý là tốc độ thực tế của các xe khá thấp, chỉ khoảng 5-20km/giờ, trong khi tốc độ tối thiểu quy định chạy trên đường cao tốc là 60km/giờ. “Mặc dù theo Luật, chúng tôi vẫn phải để các xe này chạy trên đường cao tốc nhưng rất nguy hiểm. Trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cần thay đổi, không cấp phép để các xe này chạy trên đường cao tốc mà chỉ cho đi đường bộ bởi song song đường cao tốc bao giờ cũng có đường bộ”, ông Nhi nhấn mạnh.

Đề nghị có cơ chế đặc thù

Theo Điều 85, Luật Giao thông đường bộ 2008: Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các địa phương… cùng phối hợp thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông cũng như bảo vệ tài sản trên tuyến đường. Ông Nhi cho rằng, quy định này với đường bộ thông thường thì hoàn toàn áp dụng được, song đường cao tốc thì lại bất ổn. Đó là bởi, đường cao tốc có hành lang bảo vệ, muốn lên xuống phải có điểm nhất định. Luật Giao thông đường bộ hiện hành chưa đủ điều kiện để cho địa phương tham gia xử lý các vấn đề trên đường cao tốc, nên nếu muốn tiếp tục áp dụng điều này, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi phải quy định rõ hơn. “Tại Nhật Bản và Hàn Quốc đều có bộ luật quy định riêng cho loại hình đường cao tốc. Nếu không thể tham khảo, áp dụng như hai quốc gia này thì khi sửa đổi Luật Giao thông đường bộ cũng nên dành riêng một chương với khoảng 12-16 điều quy định mọi lĩnh vực liên quan đến đường cao tốc như đầu tư, khai thác, quản lý, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan…”, ông Nhi nói.

Ông Nhi còn kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ, khi hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, có thể ban hành một cơ chế đặc thù gồm mọi nội dung liên quan về khả năng quản lý, khai thác tính độc quyền ưu đãi, sử dụng, tái đầu tư… đường cao tốc nhằm hỗ trợ VEC khai thác hiệu quả cũng như đẩy mạnh công tác đầu tư đường cao tốc trong thời gian tới.

Đáp lại kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định, lối tư duy xin cơ chế đặc thù đã không còn phù hợp bởi DN nào cũng xin đặc thù thì sẽ “loạn” đặc thù. Nếu VEC với tư cách là DN 100% vốn Nhà nước cảm thấy có nhiều yếu tố hạn chế trong xây dựng đường cao tốc thì VEC có thể tiến hành cổ phần hóa để giải quyết. Đầu tư đường cao tốc là vấn đề lớn, Nhà nước phải tham gia nhưng không nhất thiết cần 100% vốn Nhà nước. “Mục tiêu đặt ra là phải có 2.000 km đường cao tốc vào năm 2020. Với cách làm của VEC hiện nay thì không thể đạt bởi thời gian thi công quá dài. Nhiều con đường cao tốc hiện nay thi công tới 7-8 năm. Thời gian tới, cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuẩn bị vốn liếng thật đầy đủ để chỉ cần thi công trong 3 năm”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.

Đối với việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008, ông Thăng cho rằng, sửa Luật cần tiệm cận với sự phát triển hiện đại. Đây là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, Hiệp hội, Sở Giao thông vận tải… và phải tiến hành sửa kỹ càng để Luật sửa xong thực sự tạo được cơ chế đột phá thúc đẩy từng lĩnh vực giao thông phát triển, đồng thời có thời gian “sống” dài lâu.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải): Sẽ có các quy định chặt chẽ về cơ chế thu hút vốn đầu tư

Các quy định liên quan đến đường cao tốc hiện nay mới được Luật Giao thông đường bộ điều tiết ở các quy định cơ bản nhất về quy tắc giao thông trên đường cao tốc. Các vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc đang được quy định tại văn bản dưới luật (Nghị định 32/2014/NĐ-CP).

Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào đường cao tốc rất khó để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài do hành lang pháp lý còn thiếu và yếu, thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Do đó, để đảm bảo hành lang pháp lý cao, an toàn cho việc xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong việc sửa Luật Giao thông đường bộ sắp tới, định hướng là sẽ có các quy định thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ về cơ chế quản lý, thu hút vốn đầu tư xây dựng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường cao tốc.

Cúp C1
上一篇:Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
下一篇:Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ