【kết quả bắc macedonia】Nhiều bộ nêu vướng mắc về thực hiện Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hóa
Sửa Nghị định 43 về nhãn hàng hóa | |
Bộ Tài chính góp ý nhiều nội dung về nhãn hàng hóa,ềubộnêuvướngmắcvềthựchiệnNghịđịnhvềghinhãnhànghókết quả bắc macedonia chống gian lận xuất xứ |
Phụ kiện điện thoại nhập khẩu từ Trung Quốc trong vụ việc giả mạo xuất xứ do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.Bình. |
Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh nội dung ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, cách ghi xuất xứ hàng xuất khẩu dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện, kiểm tra, xử lý.
Mặt khác, việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu gặp vướng mắc khi không quy định rõ nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc tại thời điểm làm thủ tục hải quan khiến cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc xử lý.
Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa là rất cần thiết và cấp thiết. Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. |
Do đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu bổ sung tại Nghị định 43 quy định điều chỉnh ghi nhãn hàng hóa đối với hàng xuất khẩu, cách ghi xuất xứ hàng xuất khẩu và thể hiện nội dung bắt buộc trên nhãn gốc hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi đó, Bộ Công Thương nêu quan điểm việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày và các Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật chưa có quy định về việc thể hiện xuất xứ Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu, do đó gây vướng mắc cho cơ quan Hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm xuất xứ hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương kiến nghị rà soát sửa đổi Nghị định 43, đồng thời cân nhắc các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng nhằm tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý đối với các sản phẩm, hàng hóa như: hàng xuất khẩu, nhập khẩu, các sản phẩm bao gói không hoàn chỉnh…
Liên quan đến thực hiện Nghị định 43, Bộ Y tế kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định ghi thông tin dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa của sản phẩm thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 10, Nghị định 43 như sau “nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của các thực phẩm đóng gói cần có thêm thông tin về dinh dưỡng (nhãn dinh dưỡng) gồm: Tổng năng lượng; tổng lượng chất béo trong đó có chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa; tổng lượng carbonhydrat; đường; đạm; muối và có so sánh với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày”.
Theo Bộ Y tế, quy định như đề xuất trên nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng trong tình hình hiện nay.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau: bổ sung thêm quy định phải dán nhãn phụ đồng thời lên hàng hóa và bao bì thương phẩm của hàng hóa nhóm 2, hàng hóa liên quan đến thiết bị y tế và bảo vệ môi trường.
Bổ sung thêm các quy định, chế tài để xử lý các trường hợp nhãn phụ ghi sai thông tin của hàng hóa, nhãn hàng hóa được in từ nước ngoài có các thông tin thể hiện hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.
Bổ sung nội dung thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo hướng sử dụng phần mềm để truy xuất nguồn gốc, quản lý quy cách, chất lượng sản phẩm.
Với mục tiêu, để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm phòng chống gian lận thương mại, bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công an kiến nghị bổ sung “hàng hóa xuất khẩu” thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43, vì quy định như hiện nay dễ dẫn đến việc bị lợi dụng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong nhóm các mặt hàng có nguy cơ giả mạo xuất xứ cao có các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực ICT như máy vi tính; điện tử và linh kiện; điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện… Vì vậy, việc ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng này rất quan trọng để người tiêu dùng cũng như đối tác nhập khẩu biết rõ mặt hàng này có xuất xứ từ đâu, tránh hành vi gian lận thương mại.
Trong khi đó nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại Điều 10 Nghị định 43 đối với nhóm hàng hóa nói trên chưa cụ thể. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với xuất xứ của các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, trong cấu thành sản phẩm có linh kiện, thiết bị nào có giá trị chiếm từ 25% giá trị sản phẩm trở lên thì trong xuất xứ sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ của những linh kiện, thiết bị đó một cách rõ ràng để người sử dụng/nhập khẩu biết trước khi quyết định mua bán, sử dụng.
Liên quan đến vướng mắc trong xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP HCM) đang gặp khó khăn trong xác định hành vi vi phạm và hướng xử lý. Cụ thể, mới đây, toàn bộ hàng hóa trong một lô hàng nhập khẩu tại Chi cục không có nhãn, không thể hiện xuất xứ, doanh nghiệp nhập khẩu đã có hành vi “Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhân gốc hàng hóa” vi phạm Khoản 3 Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Đối với hàng hóa có nhãn bằng tiếng Việt, quan điểm của Chi cục “phần hàng hóa là gạo nhập khẩu từ Ấn độ vào Việt Nam nhưng trên bao bì không thể hiện thông tin nào về xuất xứ, nhãn hiệu... đã có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa”. Tuy nhiên, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, căn cứ Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa; Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cho đến nay chưa đủ cơ sở để xác lập hành vi vi phạm đối với lô hàng có nhãn bằng tiếng Việt… |
(责任编辑:Cúp C1)
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Hà Nội: Rà soát an toàn chịu lực nhà ở, công trình nguy hiểm
- Biểu Thuế XNK ưu đãi 2012: Cân nhắc từ thực tế
- DJ Bé Vi bị cáo buộc giúp người tình trẻ buôn hàng chục kg ma túy
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Người Nhật ngày càng ít ăn cơm
- Khu phố sầm uất đóng băng sau khi du khách bị hố tử thần 'nuốt chửng'
- Kate đeo lại bông tai từ thời con gái
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- Cái kết bẽ bàng cho người phụ nữ ngoại tình
- Phổ biến Luật thuế Bảo vệ môi trường và thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
- Hơn 500 cô gái 'có cùng một khuôn mặt' vì phẫu thuật giống KOL nổi tiếng
- Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- DN chịu trách nhiệm về nội dung, lưu trữ thông tin bảng kê
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Công bố kết quả phân tích mã độc tấn công hệ thống thông tin của Vietnam Airlines
- Đảng bộ Bộ Tài chính quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011
- Không có điều hoà, chuyến bay hỗn loạn, nhiều hành khách bất tỉnh
- Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- Dốc hết tiền tiết kiệm, anh thợ xây ở Campuchia làm nhà hình máy bay độc lạ