“Bộ tứ” cùng nhau thực hiện nghiên cứu liên quan đến các bài học
Cùng chung say mê với những thí nghiệm khoa học,ộtứđammênghiêncứukhoahọkuwait vs nhóm bạn đã “hợp sức” thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến bài học. “Các bộ thí nghiệm tạo sóng dừng mà chúng em xem trên mạng có giá gần một triệu đồng, chưa tính đến giá máy phát âm tần và giá đỡ khoảng một triệu đồng nữa. Đó là chi phí khá cao khiến chúng em băn khoăn, muốn chế tạo bộ thí nghiệm tạo sóng dừng có chất lượng như các sản phẩm tương tự được bán trên mạng nhưng với chi phí rẻ hơn”, Tyler bộc bạch.
Điểm nhanh nhạy của “bộ tứ” là các em biết tận dụng công nghệ trên smart-phone để phát triển đề tài. Sau những tìm tòi, nhóm tải phần mềm tạo tín hiệu điện hình sin với tần số mong muốn, có thể thay thế máy phát âm tần giá cao về để phục vụ cho việc nghiên cứu. Trên các hệ điều hành của smart-phone có rất nhiều phần mềm miễn phí phát âm tần để làm thiết bị tạo sóng dừng, điều trước đó chưa có ai làm, cũng là một trong những yếu tố giúp sản phẩm của các em giảm giá thành.
Duy Khang cho hay: “Chúng em sử dụng phần mềm MultiTone miễn phí trên Iphone để phát âm tần thay thế cho máy tạo tín hiệu điện giá cao như mọi người vẫn làm, các phần mềm tương tự có rất nhiều trên Android và IOS”. Tuy nhiên, tín hiệu điện do điện thoại tạo ra rất yếu và để khắc phục nhược điểm này, nhóm bạn đưa thêm một mạch khuếch đại tín hiệu được bán rất nhiều trên thị trường vào bộ thí nghiệm. Thay thế cho máy tạo dao động đắt tiền, các bạn sử dụng loa để tạo dao động. Biên độ dao động thu được tốt, hình ảnh sóng dừng đẹp và dễ dàng được điều khiển để thay thế số nút, bụng trên điện thoại.
Để có một bộ thiết bị sóng dừng hoàn thiện, nhóm tiến hành làm rất nhiều lần cho đến khi đạt được sản phẩm hoàn thiện, ưng ý nhất. “Chúng em không quá đề cao thành tích sẽ đạt được, chỉ nghĩ đơn giản học phải hiểu, học phải ứng dụng thực tiễn, nên không chỉ ở nghiên cứu sóng dừng mà hầu như sau mỗi bài học vật lý, cả nhóm đều tập trung lại cùng thực hiện thí nghiệm và lý giải hiện tượng. Cũng nhờ cách học đó mà chúng em hiểu sâu bài học hơn”, Linh Nhi và Bảo Ngọc cho biết. Nhóm bày tỏ hy vọng sản phẩm sẽ được phổ biến để nhiều trường học dùng nó vào mục đích dạy học và giảm tình trạng học chay.
Thầy giáo Nguyễn Trường Vũ, giáo viên đứng lớp môn Vật lý và là người hướng dẫn nhóm làm nghiên cứu khoa học, chia sẻ: “Học lý thuyết 50% và 50% thực hành là phương pháp dạy để học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu từ thực tiễn. Đôi khi, chúng tôi còn làm thực hành trước, để các em quan sát, tự suy luận, lý giải rồi mới dạy lý thuyết. Nhóm các em học tốt, tiếp thu nhanh và có khả năng giải thích các thí nghiệm. Ý tưởng tạo sóng dừng của các em khá hay, tuy đơn giản nhưng hiệu quả, ứng dụng được vào thực tế. Từ những thí nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi cho rằng sẽ bồi đắp niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở các em học sinh”.
Ở năm học trước, nhóm đã đạt giải nhì cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng” của Liên Hiệp hội Khoa học – Kỹ thuật Thừa Thiên Huế và đạt giải khuyến khích tại cuộc thi quốc gia với sản phẩm bộ thí nghiệm trên không.
Bài, ảnh: Phước Ly