Đến thăm các đơn vị hải quan đóng chân trên vùng đất Tây Nguyên một ngày cuối năm,ảiquancáctỉnhTâyNguyênVữngvàngnơibiêncươngTổquốkq dem qua không khí vắng lặng hơn hẳn so với những năm trước. Tại các Trạm Kiểm soát liên hợp của cửa khẩu Lệ Thanh và cửa khẩu Bờ Y, chỉ lác đác vài chuyến xe chờ làm thủ tục nhập khẩu. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lệ Thanh Lê Phong Cầm cho biết, lẽ ra thời điểm này, hàng nông sản nhập khẩu đã rất nhộn nhịp. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng thời tiết nên đa phần các cây nông sản đều mất mùa. Ngoài ra, phần lớn đất đai dùng để canh tác hoa màu trước đây đều đã chuyển sang trồng cao su, khiến cho sản lượng nông sản sụt giảm mạnh. Không riêng gì cửa khẩu Lệ Thanh và Bờ Y, hầu khắp các đơn vị hải quan Tây Nguyên đều cùng cảnh ngộ. Theo đánh giá của lãnh đạo các đơn vị, dù có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, song mức độ phát triển về kinh tế tại địa phương chưa cao, đa phần vẫn dựa vào nông nghiệp. Cùng với đó, các tỉnh thuộc Lào và Campuchia có đường biên giới tiếp giáp với địa bàn Tây Nguyên cũng vẫn trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, do đó, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra không sôi động như nhiều địa phương khác. Phần lớn hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn là nông sản, gỗ nguyên liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định, nhu yếu phẩm tiêu dùng cho sinh hoạt của cư dân… Tuy có phần sụt giảm, nhưng theo thống kê của Cục Hải quan Đắk Lắk và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm ngàn lượt người, phương tiện vận tải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại đơn vị. Trong đó, có một số doanh nghiệp trên địa bàn đã đầu tư sang Lào, Campuchia thực hiện các dự án khai hoang, trồng cao su, xây dựng cơ sở hạ tầng, công sở, trường học… cho nước bạn. Doanh nghiệp thưa vắng, song công tác hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư vẫn được các cán bộ hải quan nơi đây hết sức chú trọng. Trong cái không khí tất bật của những ngày Tết đến Xuân về, các CBCC nơi đây vẫn đang gấp rút hoàn tất các công tác chuẩn bị cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử. Việc chạy thử phần mềm VNACCS/VCIS thu hút sự quan tâm đặc biệt của các CBCC. Ai nấy đều say sưa với các thao tác nghiệp vụ trên máy tính. Các cán bộ trong tổ hỗ trợ triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục cũng tích cực tham gia giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình chạy thử phần mềm. Mảnh đất Tây Nguyên có đặc thù là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với trình độ văn hóa còn thấp, các thế lực thù địch thường tìm cách gây rối, dụ dỗ đồng bào chống phá Nhà nước. Do đó, khác với các đơn vị hải quan phía Nam, bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan, các cục hải quan nơi đây còn gánh trên vai một nhiệm vụ đặc biệt và không kém phần gian khó, đó chính là đảm bảo an ninh chính trị tại địa bàn. Từ năm 2004 đến nay, Cục Hải quan Đắk Lắk luôn tích cực trong công tác phối hợp với chính quyền Buôn kết nghĩa Mrông C (huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) nhằm thực hiện tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, phát triển sản xuất. Nhờ đó, tình hình kinh tế của người dân ngày càng ổn định. Đến Mrông C hôm nay, không còn tình trạng kẻ xấu tuyên truyền, dụ dỗ bà con đi theo con đường sai trái. Thay vào đó, bà con đều chăm lo làm ăn, ổn định đời sống. Những ngôi nhà xây dần thay thế nhà gỗ, nhiều hộ còn mua sắm đồ dùng hiện đại và nhiều loại máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến và vận chuyển hàng hóa. Để có được kết quả như trên, Cục Hải quan Đắk Lắk đã thường xuyên cử cán bộ xuống buôn nắm tình hình, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con, qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào mà địa phương phát động, kiên quyết không tin, không nghe, không làm theo bọn phản động, xúi giục, kích động. Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện hỗ trợ bò giống, cây giống, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong buôn phát triển sản xuất; tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các hộ trong buôn vào mỗi dịp lễ, tết hàng năm… Công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị hải quan của nước bạn cũng được lãnh đạo các đơn vị quan tâm chú trọng. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y (Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum) Nguyễn Ích Chắm cho biết, hàng năm Chi cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y đều tổ chức những buổi làm việc trao đổi thông tin với Hải quan cửa khẩu Phu Cưa (thuộc Hải quan vùng IV – Lào), qua đó đôi bên cùng cập nhật và nắm bắt các quy định mới cũng như tình hình hoạt động, trao đổi kinh nghiệm trong công tác kiểm soát hải quan. Ngoài ra, hai đơn vị còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu thể thao, văn nghệ, từ đó củng cố tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa đôi bên nói riêng cũng như tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng nói chung. Tôi tạm chia tay Tây Nguyên khi những vạt cao su đang mùa thay lá, chỉ chực chờ hơi ấm của mùa xuân để bật lên những chồi non, lộc biếc. Mảnh đất này cũng thế, vẫn luôn chờ những làn sóng đầu tư để làm bừng lên tiềm năng kinh tế còn chưa khai thác hết. Với những kỳ vọng đó, lực lượng hải quan đóng vai trò hết sức to lớn trong việc quản lý, giám sát cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp. N. Hiền |