Tính đến tháng 9-2020, gitỉ số trận benfica toàn tỉnh đã biên soạn, tái bản nhiều công trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ngành. Đối với cấp tỉnh có 17 công trình được biên soạn, xuất bản như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-2020), Lịch sử Trường Chính trị tỉnh (1997-2020), Lịch sử Công an Sông Bé (Bình Dương - Bình Phước) giúp Kratie (Campuchia) giai đoạn 1978-1991, Lịch sử Công an tỉnh Bình Phước - 20 năm tái lập (1997-2017), lịch sử lực lượng vũ trang và nhân dân 10/11 huyện, thị xã, thành phố... Cấp huyện có 12 công trình lịch sử, ấn phẩm được biên soạn, tái bản như: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Riềng (1930-2020), Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đồng Xoài giai đoạn (1930-2018), Bình Long - 90 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1929-2019)... Cấp xã có 15 công trình lịch sử đã được biên soạn, xuất bản như: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân: Lộc Hiệp, An Khương, Thanh Bình, Phú Riềng, Bù Nho, Bình Thắng, Phước Tín, Lộc Thuận… Nhiều công trình, đề tài lịch sử trở thành nguồn tư liệu quý phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ và nhân dân. Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Riềng Hiện nay, các đơn vị, địa phương đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Khoa Lịch sử Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Khoa học công nghệ - môi trường (Quân khu 7) sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống ngành như: Lịch sử Đảng bộ Công an tỉnh Bình Phước (1997-2020); Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Phú (1975-2020); tái bản, bổ sung tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương huyện Đồng Phú (1930-2020); Lịch sử lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Bù Gia Mập (1945-2020); Kỷ yếu 45 năm Công ty TNHH MTV cao su Bình Long (1975-2020); lịch sử Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn: Minh Hưng, Đức Liễu (Bù Đăng); Tân Phú, Tân Hòa (Đồng Phú); Thanh An, Phước An (Hớn Quản); Lộc Hưng, Lộc Thiện (Lộc Ninh)... Cùng với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng có nhiều chuyển biến tích cực. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở GD&ĐT và Trường Chính trị tỉnh biên soạn tài liệu lịch sử đảng bộ địa phương vào giảng dạy trong Trường Chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã; các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Nhiều trường học có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng như: lồng ghép, liên hệ thực tế qua các môn học xã hội, tổ chức các hoạt động ngoại khóa “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Câu lạc bộ em yêu lịch sử”, qua hội thi tìm hiểu kiến thức lịch sử địa phương, về nguồn thăm các di tích lịch sử… Đồng thời chỉ đạo đoàn thanh niên, đội thiếu niên đưa nội dung này vào lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chào cờ đầu tuần… Ngoài ra, các trường còn tổ chức chiếu phim tư liệu, hình ảnh, di tích lịch sử - văn hóa của đất nước, tỉnh Bình Phước và của thành phố. Qua đó, tạo không khí sôi nổi, hào hứng và có sức lan tỏa sâu rộng trong học sinh nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. |