【keonhacai.com vn】Xây dựng Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021
KBNN cho biết,âydựngChiếnlượcpháttriểnKhobạcNhànướcgiaiđoạkeonhacai.com vn Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 theo Quyết định số 138/QĐ - TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã gần kết thúc và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra.
Để triển khai xây dựng Chiến lược phát triển KBNN trong giai đoạn tiếp theo trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi rất cần có sự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, đánh giá thật kỹ lưỡng. Trên cơ sở này, KBNN sẽ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, KBNN phối hợp với IMF tổ chức hội thảo Định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 nhằm thu nhận những đóng góp, gợi ý của các đại diện đến từ IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng như các đại diện đến từ các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để xây dựng chiến lược được sát thực tế, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Đại diện của KBNN cho biết, tại hội thảo sẽ đưa ra định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021- 2030 cũng như những nhìn nhận về kết quả đạt được, định hướng phát triển của KBNN trong giai đoạn mới. Đồng thời, các tham luận về hiện đại hóa quy trình thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN); nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong quản lý ngân quỹ nhà nước; hoàn thiện công tác kế toán nhà nước và cải thiện chất lượng thông tin, báo cáo; quản lý chuyển đổi khi triển khai các hoạt động cải cách, hiện đại hóa cũng sẽ được trình bày tại hội thảo này.
Được biết, sau hơn 12 năm thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, đến nay chiến lược đã cơ bản đạt được các mục tiêu tổng quát đề ra. Điều này khẳng định KBNN đã làm tốt vai trò quản lý NSNN và đang thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với những thông lệ trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Chính phủ; nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tài chính - ngân sách; giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia./.
An Nhi