Theốdoanhnghiệpthànhlậpmớisẽgiảkết quả bóng đá quốc gia phápo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã với năng lực tài chính, sản xuất còn nhiều hạn chế là đối tượng chịu nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp nhất do dịch Covid-19 trong tất cả các khâu từ tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, nguồn vốn cho tái sản xuất, khả năng thanh khoản, thực hiện nghĩa vụ tài chính, huy động lao động, chi phí đầu vào…
Nhiều doanh nghiệp trong nước có sử dụng chuyên gia quản lý, chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc ổn định nhân lực, triển khai sản xuất sau Tết Nguyên đán Canh Tý, kể cả trong trường hợp thay thế lao động từ Đài Loan.
Dự báo số lượng doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng giảm ở hầu hết các lĩnh vực so với cùng kỳ năm 2019 (15/17 ngành). Trong đó giảm mạnh lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 23%); bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (giảm 11,8%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 14,5%) dẫn tới số lao động đăng ký mới giảm mạnh như nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 50,2%), vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
Tình hình lao động, việc làm quý I năm 2020 cũng chịu ảnh hưởng khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm nhẹ so với cùng kỳ quý trước. Lao động là người Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi quay trở lại làm việc do dịch cúm như các biện pháp cách ly, xin visa, thay đổi quota lao động, kỳ thị dịch…
Hiện có khoảng trên 11 nghìn/40 nghìn lao động Trung Quốc chưa quay trở lại làm việc tại 56 địa phương, ở nhiều doanh nghiệp, lao động trong nước phải làm tăng ca bù cho lượng lao động đang thiếu hụt này. Đặc biệt, lao động trong ngành dịch vụ ăn uống, nhà hàng, du lịch lữ hành giảm giờ làm, bị mất việc đáng kể.
Bên cạnh đó, việc hầu hết các địa phương cho học sinh nghỉ học kéo dài, giúp ngăn chặn dịch lây lan nhưng ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, sinh viên, nhiều lao động phải nghỉ việc, nhiều lao động phải làm việc tại nhà để trông con./.
H.Y