Lời Tòa soạn: Đêm qua,ậuTựsựcủanhàbáogiỏichưađạtgiảkết quả southampton hôm nay 21/6, Dương Đình Tường - phóng viên của báo Nông nghiệp Việt Nam không thấy được nhắc đến tên trong giải báo chí Quốc gia. Nhưng những ai đọc các tác phẩm của anh đều phải khâm phục nhà báo của nông dân và nông thôn này. Chất lượng Việt Namxin gửi đến những dòng tự sự của nhà báo Dương Đình Tường. Một nhân vật trong tác phẩm báo chí Tôi là người làm báo bị ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng, nghĩa là trong quá trình tác nghiệp cố gắng chứng kiến hành động của nhân vật, thậm chí làm cùng, ăn cùng, ở cùng với nhân vật của mình. Từng ngủ cùng gà, lợn trên thuyền chợ ở hồ thủy điện Hòa Bình hay ngủ trên một chiếc giường… đỡ đẻ của một trạm xá sơ sài ở vùng miền núi tỉnh Quảng Ninh, xay ngô bằng tay làm mèn mén cùng người Mông, ăn thịt chuột gác bếp của người Dao, chứng kiến những đứa trẻ khóc ré lên khi chụp ảnh hay thèm thuồng mỗi khi mẹ đi chợ về xem có tí bột canh nào trộn cơm ăn. Những nẻo đường miền núi, hải đảo cứ cuốn tôi vào những thứ lạ lùng và nghèo khó cho đến khi trở về với đồng bằng, thực hiện loạt bài “Mối lo làng quê” mới chợt giật mình. Giật mình về những “vùng trũng”, về khoảng cách giàu nghèo thành thị -nông thôn, về những bức xúc đất đai ở làng, về cả một thế hệ thanh niên bị đánh cắp ước mơ, khù khờ chẳng kém gì ông cụ. Khuôn mặt của một trai làng tiêu biểu thời công nghiệp hóa, 7 giờ sáng vào ca, gần 12 giờ trưa về nhà nháo nhào nấu ăn rồi 1h30 chiều lại vào ca cho đến 6 giờ tối về nhà đã mệt phờ, vừa ăn vừa xem ti vi vừa ngủ lúc nào chẳng hay. Chúng chẳng thèm quan tâm đến hoạt động xã hội cũng như chẳng biết một diễn biến chính trị nào của đất nước và càng không có cơ hội để học tập hay rèn giũa một thứ nghề gì đó cho thật thành thạo để vươn lên khá đủ và làm giàu. Làm một bài kiểm tra nhanh, rất đơn giản về những người đang lãnh đạo đất nước, gần chục trai làng đứa trả lời không biết, đứa trả lời sai, đứa trả lời đúng nhưng đó là cái đúng tên của những người ở khóa trước, chỉ rất ít đứa trả lời đúng thực sự. Lúc ở xã Lam Sơn, khi phong thanh nghe câu chuyện nông dân ở đây nằng nặc xin trả lại ruộng, tôi rất ngờ. Làm sao những người nông dân đã từng đấu tranh, hi sinh xương máu cho một khẩu hiệu “người cày có ruộng” lại trả lại ruộng? Cho đến khi nhìn chồng đơn với những chữ viết nguệch ngoạc, những dòng lên xuống như hàng đất lật của một người mới tập đi cày, một cảm xúc xa xót chợt xâm chiếm lấy tôi. Vào tận nhà những người nông dân viết đơn xin trả ruộng mới hay số đông họ phần đa là người già, rất có kinh nghiệm làm nông nghiệp, yêu ruộng đồng mãnh liệt nhưng sức khỏe đã hạn chế. Trước đây, người già không làm ruộng thì con cháu họ làm thay nhưng giờ người trẻ số đi bán mặt cho phố phường, số ở lại cũng chẳng còn thiết tha với hạt lúa, củ khoai. Quần quật nắng mưa, sương gió một vụ lờ lãi giỏi để ra được 100.000đ/sào, vừa đủ một cái phong bì đám cưới, đám ma, còn nếu năm đó chuột bọ, sâu rầy phá hoại cầm chắc thâm thủng vào bao mồ hôi, công sức, bao hi vọng. Hiệu quả không có, tình yêu đồng ruộng dần nhạt nhòa theo năm tháng, nhất là với những thanh niên làng quê. Nhiều cụ già ở làng sau khi đã vật nài đám con cháu cấy hộ ruộng để giữ lại tí đất, tí thóc dưỡng già không được đã phải âm thầm nuốt nước mắt vào trong, làm đơn xin trả lại ruộng. Những tờ đơn như một lời tố cáo gián tiếp, nghề nông giờ bạc bẽo quá chừng. Chán ruộng, trả lại ruộng là thiểu số ở vùng đồng bằng sông Hồng trong khi đó ở nhiều vùng vấn đề ruộng đất lại là một cơn địa chấn xé tan sự thanh bình vốn có của nông thôn, xé tan biết bao sợi dây ruột thịt, họ hàng khiến làng mạc chia lìa, dòng họ ly tán, bố con, anh em ruột thịt đấu đá lẫn nhau. Tam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) điển hình cho sự vỡ làng ấy vì vấn đề ruộng đất. Vùng đất của đồi cọ, rừng chè, của hát xoan, hát ghẹo, của những mỹ tục ngàn năm bỗng một phen đảo lộn tựa như có ai cầm cái rá khổng lồ mà xóc lên vậy. Nháo nhào và bất an là cảm giác của tôi khi bước chân đến đất Tam Cường. Những ánh mắt, những lời xì xào như những lưỡi dao cứ chực đâm lén ở sau lưng. Vào bất kỳ nhà nào cũng phải mắt trước mắt sau nhìn xem có ai theo dõi, có gì đáng ngờ hay không. Tôi nhớ rất rõ, anh nông dân Hán Văn Thanh ở khu 3 thôn Tự Cường tiếp tôi với một cái tay trắng xóa vì băng bó bột. Khe khẽ vén áo lên, tấm lưng in hằn tím bầm những vết gậy mà mỗi cử chỉ động chạm vẫn còn làm mặt anh nhăn lên vì đau. Cứ như lời ngờ của anh, đó là đòn thù khủng bố vào một người dám đứng lên tố cáo những sai phạm ở địa phương.
Đòn thù gãy xương, thâm thịt ấy không đau bằng thứ đòn mềm khiến cho gia đình anh phải chia đôi cả bàn thờ bố mẹ. Anh em ruột người theo phe bảo vệ đất thì thờ bố mẹ riêng, người theo phe nhận tiền đền bù cũng thờ bố mẹ riêng, ra đường họ không thèm nhìn mặt nhau đã đành đến ngày giỗ bố mẹ cũng nhất định không thèm gặp gỡ. Tôi ra nghĩa trang của Tam Cường được người dân chỉ cho những phân lô rộng tới cả trăm mét vuông mà không hề có mộ chí. Người làng bảo đùa đó là những cái sân bay vì nó rộng rãi quá so với tiêu chuẩn chung của một cái mộ theo quy định 80 cm rộng nhân với 2,2 mét chiều dài.Tôi nhớ khi cái bóng xiêu vẹo của anh Thanh vừa khuất khỏi tầm mắt, đang và lưng bát cơm rau với một gia đình lão nông thì một người đàn bà trung niên vác gậy xồng xộc đến, miệng sa sả chửi rủa. Người đàn bà đó hóa ra chính là vợ anh Thanh, vốn lành hiền chẳng qua lo cho việc chồng mình dám đi kiện, sợ bị trả thù tiếp, mà lần sau có lẽ không chỉ bị gãy tay như lần này nên mới đứng ra ngăn cản. Đến những cái chết còn phân biệt giàu nghèo, còn bị bao chiếm thì nói gì đến thế giới của người còn sống?
Dương Đình Tường |