【kết quả u19 croatia】Trên chốt gác tiền tiêu
(CMO) Kể từ đầu mùa dịch Covid lần thứ tư đến nay, trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đã hình thành hơn 4.300 chốt gác, trong đó có hơn 560 chốt tăng cường phòng, chống dịch và ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép. Ở đó, hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, cán bộ, chiến sĩ cơ quan quân sự, dân quân các tỉnh biên giới luân phiên tuần tra, canh gác, nâng cao nòng súng bảo vệ, giữ gìn vững chắc đường biên, cột mốc. Mùa xuân này, trên chốt gác, các anh lại viết tiếp bài ca bảo vệ đường biên, cột mốc với tình yêu đất nước đắm say, nồng nàn…
Trong thư gửi về gia đình, Thiếu uý Nguyễn Văn Linh, Ðồn Biên phòng Vĩnh Ngươn, Bộ đội biên phòng An Giang, viết: “Con nhớ ba má nhiều, nhưng vì dịch nên chưa về được. Ba má yên tâm, ở trên này con rất ổn, đơn vị ai cũng đoàn kết, thương yêu nhau. Bữa cơm bây giờ có thêm rau xanh và trứng, ăn ngon hơn trước”.
… Ðã hơn 6 tháng, Linh và các anh em trong đơn vị chưa về thăm nhà. Anh nói: "Chúng em xác định rõ nhiệm vụ của người chiến sĩ biên phòng, ra sức tuần tra, canh gác bảo vệ địa bàn an toàn, để đất nước yên lành đón xuân.
… Bao ngày xa, bao tự tình nhung nhớ gói chặt trong tim, chờ buổi tương phùng, tao ngộ với người thân. Và bao câu chuyện hẹn hò đành tạm hoãn, chờ dịch đi qua, chờ dịch lắng xuống. Thế đó, khi Tổ quốc cần, người chiến sĩ biết tự nguyện hiến dâng! Các anh bộc bạch: Vì bảo vệ cương thổ, giữ gìn cột mốc biên giới và phòng chống dịch, chúng em nén nỗi nhớ trong tâm can, không rời chốt gác.
Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Hòn Khoai tuần tra thực hiện nhiệm vụ kép. Ảnh: LÊ KHOA |
Trên toàn tuyến biên giới Tây Nam (gồm 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Ðồng Tháp) có hơn 560 chốt phòng chống dịch và ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép. Mỗi chốt gồm các lực lượng: bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương, dân quân. Nhiều trạm ven sông, cửa biển còn tăng cường cảnh sát cơ động, cảnh sát biển phối hợp tuần tra canh gác. Trong lần ghé qua chốt gác tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Trung tá Phạm Quốc Tuấn, Chính trị viên Ðồn Biên phòng cửa khẩu thuộc Bộ đội biên phòng Kiên Giang, kể: "Tối tối, chúng em bên nhau trao đổi công việc, sau đó, về khuya, mỗi người trực 2 tiếng. Cứ vậy, chúng em miết mải từ đầu mùa dịch lần thứ tư đến nay".
Biết bao gian nan, vất vả trong những ngày chống dịch vừa qua của các lực lượng. Nhờ tinh thần, ý chí quên mình vì Tổ quốc, nên suốt những ngày dài, biên giới Tây Nam được bảo vệ an toàn. Rõ ràng Tổ quốc đang trao gửi các anh niềm tin yêu và kỳ vọng. Và mùa xuân này, đó đây, dọc dài trên dải đất biên cương Tây Nam, các anh lại ngân nga khúc ca “Mẹ ơi hãy yên lòng…”.
Do yêu cầu cấp bách của công tác chống dịch, nên ban đầu, các chốt, trạm phòng chống dịch trên tuyến biên giới được xây dựng đơn sơ. Còn hiện nay, xác định công tác chống dịch là lâu dài, căn cơ, hơn nữa để đảm bảo cho lực lượng làm nhiệm vụ thuận lợi trong công tác và sinh hoạt, cấp uỷ, chính quyền và Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Việt Nam, đầu tư kinh phí xây dựng, chỉnh trang lán trại khang trang, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ đủ điều kiện trực và sinh hoạt. Trung uý Nguyễn Văn Dưỡng, Chốt số 5, Ðồn Biên phòng Vĩnh Ðiều, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, bộc bạch: "Theo chỉ đạo của đơn vị, ngay sau khi ổn định nơi ăn ở, anh em tranh thủ giờ nghỉ, ngày nghỉ tăng gia lao động, trong đó, trồng nhiều rau xanh và chăn nuôi gia cầm, nên bếp ăn luôn đủ rau tươi và trứng, đảm bảo dinh dưỡng".
Còn Thượng uý Phạm Xuân Nam, Ðội trưởng đội tuần tra Ðồn Biên phòng Vĩnh Ðiều, Bộ đội biên phòng Kiên Giang, bộc bạch: "Chúng em xác định rõ nhiệm vụ của người chiến sĩ biên phòng, ra sức tuần tra, canh gác bảo vệ địa bàn an toàn, để đất nước bình yên đón Tết, vui xuân".
Với Cà Mau, tuy không có đường biên giới bộ, nhưng với chiều dài hơn 250 km đường biển và 3 hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Chuối và hòn Ðá Bạc), có vị trí chiến lược trong công tác an ninh quốc phòng và thế trận phòng thủ, trong đợt dịch vừa qua, các lực lượng vũ trang nơi đây luôn chủ động tuần tra, canh gác và duy trì nghiêm các ca kíp trực.
“Khi nhận được lệnh điều động tham gia canh gác tại khu cách ly, tôi và các chiến sĩ trong đơn vị lâp tức lên đường, mọi người quyết tâm không ngại khó khăn gian khổ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ”, đó là tâm tình của chiến sĩ Lê Văn Tạo, công tác tại Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau.
Ðỉnh điểm sự vất vả, cam go của lực lượng vũ trang Cà Mau là từ giữa tháng 10 đến cuối năm 2021 - thời điểm hàng chục ngàn người từ các khu công nghiêp và TP Hồ Chí Minh chạy về quê, buộc tỉnh phải bố trí 18 điểm cách ly. Theo đó, mọi công việc như đón, bố trí nơi ăn nghỉ, trực bảo vệ các khu cách ly, luôn có sự hiện diện của lực lượng vũ trang.
Dân quân tự vệ ngày đêm đứng chốt canh gác xe ra vào địa bàn trong những ngày chống dịch. Ảnh: DIỆN QUỐC |
Thượng tá Nguyễn Khánh Dương, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, nhớ lại: “Chúng tôi phối hợp cùng các lực lượng lo chu đáo nơi ăn nghỉ, đảm bảo an toàn, ổn định cho bà con tại các khu cách ly”. Với Bộ đội biên phòng, bên cạnh duy trì nghiêm các ca, kíp trực, tại địa bàn, trong đợt dịch vừa qua còn tăng cường hơn 200 lượt cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 ở tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Về việc làm này, Ðại tá Phạm Anh Chương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng Cà Mau, nhấn mạnh: "Phòng chống dịch, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép là nhiệm vụ cao cả mà mỗi cán bộ, chiến sĩ biên phòng phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đầu tàu gương mẫu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ðảng, Nhà nước giao".
Vẫn biết, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn phên giậu của Tổ quốc là nhiệm vụ cốt lõi, chính yếu từ lâu đã trao gửi, ký thác cho những chiến sĩ làm nhiệm vụ tuyến đầu, thế nhưng mùa xuân Nhâm Dần 2022 này - sau những ngày cả nước cam go gồng mình chống dịch - cán bộ, chiến sĩ các lực lượng lại đón mùa xuân trên chốt gác, với một tâm thế mới, một trọng trách thiêng liêng. Ðó là giữ cho mùa xuân mới yên bình, bảo vệ đường biên, cột mốc được an nguyên trước tình hình dịch vẫn lây lan. Việc làm của các anh quả là niềm tự hào, trân quý.
… Tiết trời vào xuân, cũng là thời điểm đồng ruộng vùng biên giới Tây Nam bắt đầu rút nước. Trên những cánh đồng lộ dần những con đường, những dòng kênh rạch nhỏ, thuận lợi cho việc lưu thương. Theo đó, bà con hai nước láng giềng (Việt Nam - Campuchia) có điều kiện qua lại. Trong đó, không loại trừ một số con dân buôn bán hàng cấm, dẫn dắt người xâm nhập trái phép. Vì lẽ đó, hơn bao giờ hết, dọc dài trên tuyến biên cương, bao cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nào là bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương và các chiến sĩ dân quân lại căng mình, cất bước tuần tra, canh gác.
Dù đất nước đang trong những ngày khó nhọc, song trước một khoảng trời biên giới xanh trong, mây trắng bồng bềnh, cảnh sắc xuân về tươi nguyên, nao nức, mang theo bao cảm xúc ngọt ngào, yên ả. Ðó chính là động lực để mọi người siết chặt tay nhau viết tiếp bài ca gìn giữ bờ cõi, bảo vệ biên cương./.
Quỳnh Mai
相关推荐
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Xã Phú An: Tổ chức truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm
- Mang tết đến với mọi người, mọi nhà
- Quân đội nhân dân Việt Nam và sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Tận tâm vì người nghèo
- Trên 300 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên được đào tạo bồi dưỡng
- Chấn chỉnh tình trạng tụ tập, đua xe trái phép