Giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống,ưutầmsựsốkết quả bóng đá việt nam tối nay mọi thứ hầu như chạy theo dòng xoáy cơm áo gạo tiền, thế nhưng, lại không thiếu những con người thoát ra, rồi dành gần như trọn thời gian của mình ngày ngày tìm kiếm cây thuốc để cung cấp miễn phí cho các phòng thuốc nam từ thiện.
Các thành viên trong Ban sưu tầm thuốc nam của ông Sanh chăm sóc cây thuốc nam tại Khu dân cư xã Tân Long.
Nước da ngăm đen vì nắng, vì mưa dãi dầu, quần áo dính bùn đất, mặt lấm tấm mồ hôi… là những gì chúng tôi cảm nhận đầu tiên về những người chuyên đi tầm thuốc nam như ông Sanh, Sang, Mến, Tư, Điểm, Khen,… Mỗi người một cảnh, nhưng lại có chung một công việc là tìm cây thuốc vì bệnh nhân nghèo.
Chung một tấm lòng
Một tay thoăn thoắt giơ lên chặt xuống, tay còn lại nắm lấy cây thuốc, ông Trần Văn Tư, ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành, kể: “Không nhớ nổi bao nhiêu năm rồi tôi gắn bó với công việc này. Ngày nào cũng vậy, tụi tôi đi khắp nơi tìm kiếm cây thuốc nam về cho các phòng thuốc từ thiện. Có khi xuống tận tỉnh Sóc Trăng, có lúc lên thành phố Cần Thơ, chứ không riêng địa bàn trong tỉnh. Những mảnh đất cỏ mọc hoang hóa không ai thèm chú ý lại là nơi có nhiều loại thuốc quý”.
Không chỉ cần có sức lực, chịu được sương gió, người đi tầm thuốc nam còn phải tinh mắt. Chẳng biết lúc đi tìm thuốc hay đi công việc riêng, hễ thấy chỗ nào cũng để ý xem có cây thuốc hay không. Để ý rồi nhớ sau này cần thuốc đó là biết đi ngay mà lấy.
Ông Điểm và con trai vác cây chân chim xuống ghe mang cho các phòng thuốc nam từ thiện
Mỗi người mỗi cảnh, mỗi câu chuyện của cuộc đời, nhưng lại gặp nhau để cùng ươm mầm thiện, cùng đi “sưu tầm” sự sống. Ông Nguyễn Văn Sang, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, ngót 30 năm qua đã gắn liền với những cây thuốc nam và các phòng thuốc nam từ thiện. Không chỉ cung cấp thuốc nam miễn phí cho các phòng thuốc của tỉnh, mà còn cho các phòng thuốc ở thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang. Ông Sang giãi bày: “Ai cũng vậy, mình làm từ thiện đâu có phân biệt, phòng thuốc hay người dân, nếu cần loại thuốc gì tôi biết là sẵn lòng đi lấy về cho. Nhiều người nghĩ mình đi kiếm thuốc về bán, tôi chỉ cười vì nghĩ việc mình làm, mình hiểu”.
Thật không ít chuyện vui, buồn qua những ngày rong ruổi tìm cây thuốc. Ông Sang nói: “Chuyện ong đánh, vắt đeo, kiến cắn, sâu bắn,… là tai nạn cơm bữa. Người thịt hiền đau tí khỏi, thịt dữ là sưng húp mấy ngày. Coi kỹ mấy cũng không thể coi hết, một số loại ong ở dưới mặt đất không thấy được”. Theo chân các chú đi chặt thuốc nam mới thấy được sự cực nhọc của công việc này.
Những bó thuốc to cần có sức lực để vác.
Việc làm có ý nghĩa của ông Sang đã nêu gương cho con cháu. Con trai ông là anh Nguyễn Văn Khen cũng nối nghiệp cha làm việc thiện. Cả gia đình bên vợ anh cũng đồng lòng. Ông Nguyễn Văn Điểm, cha vợ anh Khen, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, đã mua luôn chiếc ghe 6 tấn để dùng chuyên chở thuốc nam ngót 20 triệu đồng. Cả gia đình sui gia đều làm công việc kiếm thuốc nam và nấu cơm cháo từ thiện ở huyện Châu Thành A.
Mượn đất trồng thuốc nam
Giờ, những mảnh đất đầy thuốc nam xưa đã được khai thác xây nhà, cơ quan, xí nghiệp,… nguồn thuốc cạn dần. Anh Nguyễn Văn Khen kể: “Hồi trước, đi lấy thuốc, cây chân chim nhiều lắm, nhưng bây giờ không còn nữa. Với lại nhiều cây thuốc khó tìm ở vùng đất hoang không đủ cung ứng cho các phòng thuốc”.
Vậy mà cái khó không làm nản lòng những người đàn ông chân đất này. Thuốc nào khó kiếm mọi người mang về trồng trên đất vườn nhà mình. Hiện nay, nỗi lo thiếu cây chân chim không còn nữa. Ông Điểm chỉ: “Tụi tôi mang cây chân chim về trồng ven bờ sông, ven mương vườn nhà mình. Cây thuốc này phát triển rất nhanh. Bây giờ có thể chặt cả mấy tấn cũng có”.
Xung quanh nhà ông Sang cũng toàn là cây thuốc nam. Ngoài lề lộ, xen trong vườn, chỗ nào có đất trống là ông trồng cây thuốc. Theo ông Sang: “Mỗi người trồng một cây thuốc là được, còn một người trồng mà nhiều người không trồng sẽ không đủ thuốc”.
Ông Sang trồng rất nhiều cây thuốc trong vườn nhà mình.
Mấy cây thuốc dường như cũng hiểu lòng các ông, cứ phát triển lên vùn vụt. Ông Sanh, Mến, Tư cũng mượn đất khu dân cư xã Tân Long để trồng cây thuốc nam. Cái vườn thuốc này được trồng mới đây thôi mà đã phát triển nhanh lắm.
Niềm vui “có đất dụng võ” là thế, nhưng cả ông Sanh, Mến, Tư, Sang, Điểm, anh Khen đều cùng chung một mối lo: “Mượn đất trồng, nhưng không biết bao giờ phải trả lại”. Nghĩ đến đây, ai nấy lại tiếc hùi hụi nếu mai này phải thu hoạch hết cây thuốc trong mảnh đất ấy để trả lại cho nguyên chủ. Với mong muốn giúp được người dân gì thì giúp mà những người đi tầm thuốc nam có động lực để bám công việc này. Ngần ấy năm trôi qua, không biết bao nhiêu tấn thuốc nam đã được cung cấp miễn phí cho các phòng thuốc nam từ thiện, không biết bao nhiêu bệnh nhân được khỏi bệnh tình. Cầm trên tay thang thuốc nam, mọi người lại nhớ tới công sức của nhiều người đã góp vào đó. Người đi tìm thuốc về, rửa, phơi, sàng, bảo quản, bắt mạch, hốt thuốc, nên luôn trân trọng nó.
Trân trọng, không chỉ vì thang thuốc có ý nghĩa chữa bệnh, mà nó còn mang trong mình sự kết tinh của tình người. Đó là tấm lòng và mồ hôi của những “con ong” say sưa tầm thuốc nam từ thiện.
Công việc tưởng chừng đơn giản của mọi người nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của các phòng thuốc nam từ thiện. Lương y Nguyễn Minh Mây, Phòng thuốc nam từ thiện Hưng Hiệp Tự, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, nói: “Không có mấy chú đi lấy thuốc như chú Sanh, Mến, Tư,… thì phòng thuốc nam không duy trì được”. Mỗi ngày phòng thuốc nam từ thiện này hốt đến vài trăm thang thuốc. Tất cả thuốc hầu như do đội của ông Sanh mang về. |
TRÀ MI