Những thành quả nghiên cứu khoa học được vinh danh. Ảnh:Trường ĐH Sư phạm,ảngọttừhoạtđộngnghiêncứukhoahọkeonhacai.com 88 ĐH Huế
Tăng trưởng
Mới đây, đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Sâm cau tại khu vực Trung Trung bộ, Việt Nam” do TS. Phạm Thành và các đồng sự Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cùng thực hiện đã được chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Hương Cát trong khuôn khổ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng Sâm cau tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Phân bố tự nhiên trên địa bàn tỉnh, không chỉ cho giá trị kinh tế, Sâm cau còn có ưu điểm biên độ sinh thái rộng và phù hợp trên nhiều loại đất khác nhau. Cùng với quy trình nhân giống bằng hạt, hom, nuôi cấy mô, ứng dụng từ quy trình trồng, sơ chế và bảo quản cây Sâm cau đã mang lại doanh thu 300 triệu đồng cho đội ngũ nhà nghiên cứu.
Với những biện pháp cụ thể và sáng tạo, ngoài quy trình nhân giống, trồng, sơ chế và bảo quản cây Sâm cau, những năm gần đây, nhiều công trình NCKH của Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã và đang được thực hiện cũng như chuyển giao có hiệu quả. Theo TS. Hà Viết Hải, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, không chỉ ưu tiên tuyển chọn, phê duyệt những đề tài có sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng, nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ giảng viên thành lập các nhóm Nghiên cứu mạnh cấp cao, từ đó đẩy mạnh hoạt động NCKH.
Đại diện nhà trường thông tin: “5 năm trở lại đây, số lượng công trình NCKH của Trường ĐH Sư phạm được đăng tải trên tạp chí thuộc danh mục WoS và danh mục Scopus tăng dần. Năm 2021, chúng tôi có đến 102 công trình NCKH được công bố trong tạp chí thuộc danh mục WoS. Đặc biệt nhất, đây cũng là năm Trường ĐH Sư phạm Huế có 28 công trình NCKH được đăng tải trong tạp chí thuộc danh mục Scopus, tăng trưởng 100% so với năm 2020”.
Gắn với đặc thù
Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế có những đặc thù trong hoạt động chuyển giao NCKH, nhất là khoa học giáo dục. Hoạt động chuyển giao NCKH của nhà trường không chỉ dừng lại ở chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp mà còn đến từ các công trình biên soạn, xuất bản, nhất là những đầu sách chuyên khảo hay các công trình học thuật có tính ứng dụng cao, được nhiều học giả trong và ngoài nước học hỏi, tham khảo và trích dẫn.
TS. Hà Viết Hải phân tích: “Như công trình “Nghiên cứu giáo dục giá trị văn hóa Huế cho học sinh phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế”, PGS.TS. Trần Văn Hiếu phối hợp cùng các đồng sự đã cho ra đời 3 sách chuyên khảo về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giá trị văn hoá Huế cho học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh”.
Gần đây nhất là công trình “Nghiên cứu sàng lọc các hợp chất có hoạt tính ức chế Sars-CoV-2 bằng tính toán hóa lượng tử kết hợp với các kỹ thuật mô phỏng hiện đại và thử nghiệm In Vitro” được đăng trên tạp chí quốc tế Chemical Physics. Với tính ứng dụng và cấp thiết của đề tài, công trình từ nhóm nghiên cứu của GS.TS. Dương Tuấn Quang kết hợp với các nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường ĐH trong và ngoài nước này đã trở thành tài liệu trích dẫn cho hơn 90 công trình NCKH có liên quan.
PGS.TS. Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, nhận định: “Không chỉ công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí NCKH uy tín, thời gian tới, nhà trường còn chú trọng vào các công trình NCKH mang tính ứng dụng cao, từ đó tạo động lực để tiếp tục thúc đẩy hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm khoa học – công nghệ”.
Ngoài ra, theo đại diện nhà trường, việc thành lập đơn vị, bộ phận chuyên trách để thúc đẩy nghiên cứu và hợp tác với các đối tác cũng là nền tảng vô cùng quan trọng. Đây sẽ là hướng đi phù hợp để tiếp tục tạo đà, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao NCKH tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn nữa.
Mai Huế