【thứ hạng của gillingham】Hà Nội: Phục dựng mô hình làng nghề giấy Dó vùng Bưởi xưa
Phường Yên Thái ở Thăng Long xưa (vùng Bưởi) gồm nhiều làng: Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái, Nghĩa Đô, làm ra nhiều loại giấy như giấy sắc (để viết sắc của vua ban), giấy lệnh (để viết các lệnh chỉ của vua), giấy bản (để phục vụ dân dụng)...
Giấy Dó truyền thống ở vùng Bưởi được một người Pháp có tên Henri Oger mô tả trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” là loại giấy xốp nhẹ mà bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt. Giấy Dó cũng nổi tiếng với độ bền có thể lên tới hàng trăm năm do đặc tính của xơ sợi và quy trình làm hoàn toàn bằng thủ công, không có sự tác động của hóa chất. Chính vì điều này, người xưa đã dùng giấy Dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian và đặc biệt hơn cả khi các triều đại phong kiến Việt Nam dùng giấy này để viết sắc phong. Đến nay, nhiều đình, chùa và làng xã vẫn còn lưu giữ được những sắc phong.
Cho tới những năm 90 của thế kỷ 20, nghề làm giấy Dó tại vùng Bưởi vẫn còn được lưu giữ, sản xuất bởi các hợp tác xã. Đến đầu những năm 2000, các hợp tác xã giải thể thì nghề làm giấy Dó mới mất hẳn tại vùng Bưởi (phường Bưởi, quận Tây Hồ ngày nay).
Để phát triển ngành dịch vụ - du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống của quận Tây Hồ giai đoạn 2020 - 2025, UBND phường Bưởi được giao nhiệm vụ xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức vận hành, khai thác Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó”, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/904d791289.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。