Tham dự hội nghị có khoảng 120 đại biểu đến từ cơ quan Quốc hội,àngiảiphápnângcaohiệuquảcảicáchchitiêucôbong da tructuyen các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và Đại sứ quán các nước có quan hệ hợp tác tài chính song phương với Bộ Tài chính. Chủ đề của năm nay được đưa ra dựa trên nền tảng của Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2016 do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, một số địa phương và WB thực hiện.
Thúc đẩy cải cách chi tiêu công
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tích quan trọng. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,68%, lạm phát ở mức thấp, tỷ trọng xuất khẩu cao.
Việc tham gia vào hàng loạt hiệp định thương mại tự do, hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng trở thành nền tảng quan trọng để Việt Nam tham gia sân chơi chung toàn cầu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng: Việt Nam cũng đang đối mặt nhiều thách thức. Có thể kể tới sự phục hồi chậm của kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, giá dầu ở mức thấp, hạn hán thiên tai kéo dài,… đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế được kỳ vọng mang lại kết quả trong dài hạn nhưng lại gây ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn; những giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phần nào khiến gia tăng bội chi ngân sách, tăng tỷ lệ nợ công; các cam kết hội nhập ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu,…
Điều cần quan tâm sắp tới là phải cơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý nguồn lực, đảm bảo hợp lý chi thường xuyên, trả nợ, tăng cường quản lý nợ công, giữ mức bội chi trong giai đoạn 2016-220 đảm bảo 4% GDP, từ đó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia,…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá: Việc phối hợp với WB xây dựng báo cáo tài chính công là mốc quan trọng để cải thiện quản lý chi tiêu công. Báo cáo này sẽ góp phần thúc đẩy cải cách chi tiêu công, giúp ổn định vĩ mô, đảm bảo bền vững, góp phần hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Quang cảnh hội nghị. |
Tìm sự đồng thuận
Đồng tình với Bộ trường, bà Victoria Kwakwa cho rằng: Diễn đàn năm nay là điểm đến quan trọng để hai bên cùng trao đổi những quan điểm về thách thức liên quan đến quản lý ngân sách cũng như những cơ hội cải cách.
Theo bà Kwakwa, Báo cáo đánh giá chi tiêu công cách đây 10 năm tại Việt Nam đã xem xét nhiều vấn đề chính liên quan tới chi tiêu, thu ngân sách cũng như đưa ra thách thức làm sao để nâng cao chất lượng hiệu quả chi tiêu công cũng như giúp Chính phủ có thể mang lại nhiều dịch vụ công tốt hơn cho người dân Việt Nam. Báo cáo năm nay được đưa ra ở thời điểm rất quan trọng, khi Việt Nam đứng trước những lựa chọn trọng yếu về ngân sách.
Hiện nay, Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được kiềm chế một cách thành công và môi trường kinh doanh đã được ổn định, tăng trưởng được hồi phục và duy trì ở mức tốt.
Phó Chủ tịch WB hi vọng: Báo cáo chi tiêu sẽ giúp đưa ra một nền tảng phân tích hữu ích cho Chính phủ để tiếp tục xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn, trong đó đưa ra các phương án lựa chọn, các giải pháp cho Việt Nam. Đó có thể là tăng huy động thu ngân sách và sử dụng một cách hiệu quả hơn những nguồn lực có hạn để đảm bảo hiệu suất cao hơn; là tăng cường cơ chế khuyến khích cũng như trách nhiệm giải trình của tất cả các đối tác có liên quan tới việc cung cấp dịch vụ công.
“Có thể nói, sự kiện ngày hôm nay đánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa WB và Bộ Tài chính cũng như với các cơ quan liên quan khác. Chúng tôi cũng như tất cả các đối tác phát triển sẽ cam kết giải quyết những thách thức này cùng Việt Nam, để các bạn nắm bắt được cơ hội cải cách đạt mức bền vững” – bà Kwakwa.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các khuyến nghị của Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2016, xoay quanh 3 câu hỏi lớn: Làm thế nào để tạo dư địa tài khóa đồng thời đảm bảo bền vững tài khóa? Làm thế nào để chi tiêu công gắn kết tốt nhất với các ưu tiên quốc gia, đảm bảo tăng trưởng công bằng? Làm thế nào để tăng cường trách nhiệm giải trình về kết quả?
Trong bối cảnh chuẩn bị triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, minh bạch tài khóa và trách nhiệm giải trình, các khuyến nghị được đưa ra trong khuôn khổ Báo cáo này sẽ có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy cải cách chi tiêu công trở thành một trong những công cụ chính sách quan trọng giúp duy trì ổn định vĩ mô, đảm bảo bền vững tài khóa, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2016-2020 mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra, cũng như các mục tiêu của Chiến lược Tài chính đến năm 2020.
Kết quả đối thoại cấp cao tại hội nghị lần này sẽ góp phần trực tiếp hoàn thiện nội dung Báo cáo đánh giá chi tiêu công năm 2016 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi công bố chính thức.
Hội nghị cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giúp các cơ quan Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển hiểu rõ được quan điểm chính sách của mỗi bên trong lĩnh vực quản lý tài chính công; từ đó tạo sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển đối với các chính sách phát triển của ngành Tài chính và của quốc gia, thúc đẩy mối quan hệ đối tác hiệu quả và thực chất thông qua xây dựng và thực hiện các hoạt động hợp tác chung trong thời gian tới.