【bảng xep hang fifa】Lao động là vấn đề đại sự trong phục hồi kinh tế
Các địa phương,độnglàvấnđềđạisựtrongphụchồikinhtếbảng xep hang fifa cơ quan, doanh nghiệpcần có giải pháp hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc sau giãn cách, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Ảnh: Đức Thanh |
Cần ít nhất hai năm để khôi phục thị trường lao động
Đầu tháng 10 này, khi TP.HCM và một số tỉnh phía Nam dần nới lỏng giãn cách xã hội, hàng chục ngàn người đã khăn gói về quê, chủ yếu là các tỉnh miền Tây Nam bộ. Rất đông trong số họ từng là lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của đất nước.
Sự dịch chuyển không mong muốn này cũng đã được các chuyên gia và các đại biểu Quốc hội đặt lên bàn các cuộc tọa đàm, thẩm tra để xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội cho năm tới và cho cả Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế 2021 - 2025.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm quý III/2021 ước tính là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý II/2021 và giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020, với 2,91%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã thâm nhập và tác động lớn đến các địa bàn trọng điểm, trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Trong đó, lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn và đã xuất hiện tình trạng người dân, lao động thiếu, mất việc làm do dịch, lao động nghèo, lao động tự do di chuyển tự phát từ vùng dịch về quê, gây không ít khó khăn cho cả nơi đến và nơi đi, nguy cơ làm mất cân đối cung - cầu trong ngắn hạn khi nền kinh tế tiến vào giai đoạn phục hồi. Ước cả năm 2021, cả nước có khoảng 49,3 triệu lao động đang làm việc trong nền kinh tế, giảm 1,4% so với năm 2020; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị dưới 4%.
Trong một báo cáo khác gửi đến cơ quan thẩm tra của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhìn nhận, sự bùng phát của dịch Covid-19 trong nửa đầu năm 2021, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, lao động bị mất việc làm và thất nghiệp gia tăng, lực lượng lao động suy giảm, xu hướng dịch chuyển lao động từ thành phố về nông thôn, từ các tỉnh kinh tế trọng điểm về các địa phương khác gia tăng, gây mất cân đối cung - cầu lao động, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực.
Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế, đại biểu Quàng Văn Hương, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đều cho rằng, sau giãn cách, vấn đề lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cần đánh giá kỹ hơn về thực trạng và giải pháp khôi phục thị trường quan trọng này.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, để phục hồi kinh tế, có 3 vấn đề lớn Chính phủ cần lưu ý. Đó là: cần có khung, hướng dẫn mô hình phòng chống dịch Covid-19; lao động gắn với sự dịch chuyển; dòng tiền, tài chính.
Riêng về lao động, ông Thành nhấn mạnh, đây là vấn đề “đại sự” cho cả trước mắt và lâu dài mà Chính phủ cần ưu tiên. Bởi theo nhận định của ông Thành, ngay với đầu tàu kinh tế lớn là TP.HCM, cũng phải mất khoảng 2 năm mới lấy lại được nguồn lao động như trước khi xảy ra đại dịch.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra rằng, cùng với tình trạng việc làm chính thức bị thu hẹp, số lao động có việc làm phi chính thức quý II/2021 tăng 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2020 lên 20,9 triệu người và chiếm 57,4% tổng số lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động phi chính thức có việc làm hiện nay được ghi nhận là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, đồng nghĩa với việc gia tăng số người bị tước đi cơ hội có việc làm chính thức, rơi vào trạng thái dễ tổn thương do việc làm không ổn định, thiếu bền vững với thu nhập thấp, ít có cơ hội tham gia, thụ hưởng an sinh xã hội.
Để ổn định thị trường lao động
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành năm 2022 là bảo đảm an sinh xã hội, an dân, ổn định thị trường lao động, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Trong 16 chỉ tiêu chủ yếu của năm sau, một số chỉ tiêu liên quan đến lao động được dự kiến, như: tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt khoảng 27,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27 - 27,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
Kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội năm 2022 cũng xác định sẽ thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát. Các địa phương, cơ quan cùng với doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin, có giải pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc như ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động; hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19, chi phí đi lại, ăn ở, điều kiện sinh hoạt… trong thời gian đầu quay trở lại nơi làm việc.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng chiến lược tổng thể, toàn diện, dài hạn về kinh tế - xã hội, nhất là về lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, trợ giúp xã hội để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19, phục hồi nền kinh tế và các quan hệ lao động bị đứt gãy, gián đoạn do giãn cách xã hội. Xây dựng các tiêu chuẩn lao động và cơ chế điều chỉnh các quan hệ lao động mới phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng là đề nghị từ cơ quan thẩm tra lĩnh vực lao động, việc làm.
Bên cạnh những chính sách ngắn hạn, phát triển thị trường lao động để đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế cũng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, theo chuyên gia lao động - việc làm, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội (khóa XIV), ông Bùi Sĩ Lợi.
Vị chuyên gia này cho rằng, một trong những định hướng chính sách cần quan tâm là các chủ thể quan hệ lao động phải độc lập để thực hiện đối thoại, thương lượng thực chất. Vì, đối thoại và thương lượng chính là công cụ để thị trường lao động phát triển và cạnh tranh hoàn hảo. Muốn đối thoại và thương lượng, thì các bên quan hệ lao động phải bình đẳng và độc lập với nhau.
“Với tư cách cá nhân, người lao động luôn ở thế yếu so với nhà tuyển dụng, nên muốn có vị thế bình đẳng, họ phải có tổ chức đại diện cho mình để tư vấn, giúp đỡ và hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật, pháp lý trong quá trình đối thoại, thương lượng với nhà tuyển dụng. Nếu tổ chức đại diện cho người lao động không độc lập với nhà tuyển dụng, bị chi phối, điều khiển và kiểm soát bởi nhà tuyển dụng, thì hoạt động đối thoại và thương lượng sẽ không có nhiều ý nghĩa cho sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường lao động”, chuyên gia Bùi Sĩ Lợi phân tích.
Sau khi được Trung ương cho ý kiến, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế 2021 - 2025, trong đó có vấn đề “đại sự” là lao động, sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ hai (khai mạc ngày 20/10/2021).
Bộ luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhưng đến nay, nghị định quy định về tổ chức đại diện của người lao động và thương lượng tập thể vẫn chưa được ban hành.
Qua giám sát, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành việc trình Chính phủ ban hành nghị định nói trên.
Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu lý do: nội dung dự thảo nghị định có một số vấn đề lớn, hệ trọng, phức tạp, nên đã được lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan 2 lần. Bộ đã 3 lần báo cáo Thủ tướng về thời điểm ban hành nghị định và báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền với những nội dung lớn của nghị định.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời điểm ban hành nghị định này vẫn chưa được xác định.
-
Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công tyBà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ngân hàng SCB như thế nào?Tài xế bỏ lại ô tô, tẩu thoát khi thấy công an dừng xe kiểm traCông an TPHCM trao trả dây chuyền vàng cho nữ du khách bị cướpBão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?Khởi tố 6 học sinh ném vỏ chai bia gây náo loạn đường phốMưu tính thâm hiểm của gã bác sĩ giết vợ để cưới nhân tìnhTử hình gã cháu trai sát hại bà nội 101 tuổi ở Hà NộiPhát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóngĐi mua bún, "tiện tay" trộm iPhone 14 Promax
下一篇:Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Muôn vàn kết cục đáng sợ của chuyện hẹn hò qua mạng
- ·Trả hồ sơ vụ cựu Cục phó ở Văn phòng Quốc hội lừa doanh nhân 1,8 triệu USD
- ·Nghi phạm khai phá trụ ATM ngân hàng ở TPHCM để trộm tiền
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Sau va chạm chết người, tài xế xe ôm chạy về nhà mua bia nhậu
- ·Đối tượng đi lang thang cầm dao chém bị thương 2 người đi đường
- ·Sắp xử phúc thẩm Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Mâu thuẫn kinh doanh đất, vác dao đuổi chém người
- ·4 lần nhận hối lộ của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
- ·"Trùm" đường dây đánh bạc nghìn tỷ Nguyễn Minh Thành lĩnh án 5 năm tù
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Cựu Bí thư Bắc Ninh bật khóc trước tòa, mong sớm được về chăm sóc mẹ già
- ·Tận hưởng ‘bữa tiệc ánh sáng’ tại Symphony of the sea Phú Quốc
- ·Nữ sát nhân lĩnh 759 năm tù nêu lý do giết hàng chục bà lão
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Bị chửi sau cuộc nhậu, chồng chém "vợ hờ" tử vong
- ·Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đề nghị giảm án cho Phan Quốc Việt
- ·Mưu tính thâm hiểm của gã bác sĩ giết vợ để cưới nhân tình
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Thủ đoạn của kẻ chuyên lừa tình, tiền của phụ nữ qua Tinder
- ·Vợ ông Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục thêm 25 tỷ đồng
- ·Vờ bán thẻ nghỉ dưỡng du lịch để chiếm đoạt 2,4 tỷ đồng
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Viện kiểm sát đề nghị cần có bản án nghiêm khắc với cựu Bí thư Bắc Ninh
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Lương 6 triệu đồng/tháng, tài xế ông Trịnh Văn Quyết từng có 230 tỷ đồng?
- ·Tráo nước tiểu bằng nước trà để con nghiện được cấp bằng lái xe ở TPHCM
- ·Lắp camera nhận diện kẻ cướp ngân hàng ở TPHCM
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Chiêu lừa đảo tiền tỷ của cô gái ở Bắc Kạn
- ·Hà Nội: Đâm chủ nợ vì bị đòi tiền
- ·4 nhóm thanh niên ở Hà Nội lên Vĩnh Phúc trộm nhiều xe máy
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Tử hình kẻ sát hại cô gái ở chợ đầu mối Thủ Đức
-
Giá vàng sẽ leo lên 84 triệu đồng?Đảm bảo không để đứt gãy tổ chức hoạt động, ảnh hưởng công việc chungCông ty cổ phần Trường Hải: Khánh thành Trung tâm trưng bày xe chuyên biệtTinh gọn bộ máy: Long An giảm 123 đầu mối và 261 lãnh đạo, quản lýViệt Nam kêu gọi ngừng bắn và tăng cường cứu trợ nhân đạo tại GazaThực hiện tốt chính sách đối với người lao động khi sắp xếp, cơ cấu lạiKhuyến công Đồng Nai: Điểm tựa cho công nghiệp nông thônNgành dệt may tăng cường liên kết để gia tăng sức cạnh tranh trong hội nhậpNghị định 116 ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ô tôVideo: Hải quan nơi miền biên viễn