【keo nha cai bet 188】Thủ tướng: Y học cổ truyền là một kho báu
Chủ trì hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam diễn ra sáng nay tại Lào Cai,ủtướngYhọccổtruyềnlàmộtkhobákeo nha cai bet 188 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, TP trong cả nước tham dự hội nghị được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị |
Hoan nghênh sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo các địa phương trên cả nước, Thủ tướng cho rằng điều đó thể hiện sự quan tâm đối với y học cổ truyền nói chung và phát triển dược liệu nói riêng. “Đối với hội nghị tầm quốc gia này thì việc nhận thức vấn đề và đặc biệt là vận dụng để triển khai ở địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình là quan trọng nhất”.
Thủ tướng cho rằng đất nước ta có truyền thống quý báu về y học cổ truyền và có nhiều cây thuốc quý nổi tiếng. Với lịch sử hơn 4.000 năm, nếu tính văn bản Nhà nước chỉ đạo về lĩnh vực y học cổ truyền thì từ thời Lý (thế kỷ thứ 10) đã có chỉ đạo về công tác này. Cha ông chúng ta, từ Chu Văn An, Tuệ Tĩnh đến Hải Thượng Lãn Ông đã biên tập những bộ sách quý, những chỉ dạy hết sức cụ thể để áp dụng y học cổ truyền trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước đã đưa ra đường lối chung về y tế là y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền.
Với điều kiện tự nhiên của đất nước, chúng ta có trên 5.000 loài cây thuốc để làm dược liệu, thuốc chữa bệnh. Đây là thế mạnh của tất cả các địa phương, kể cả Hà Nội, Hưng Yên, TPHCM, An Giang…, có thể phát triển dược liệu ở mọi miền của Tổ quốc với giá trị gia tăng lớn, trước hết là phục vụ người dân trong nước và có thể xuất khẩu.
Gợi ý thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng đặt vấn đề: Tiềm năng to lớn như vậy nhưng chưa phát huy được. Có nhiều cơ hội phát triển ở các địa phương nhưng chưa quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị của cây dược liệu. Chúng ta thảo luận để có chính sách thu hút phát triển mà hiện nay còn nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, không có đầu ra bền vững.
Ảnh: VGP |
Khai thác, chế biến còn nhiều bất cập. Nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Vấn đề nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến dược liệu còn manh mún, chưa bắt kịp với nhiều nước trong khu vực cũng như còn nhỏ lẻ, chưa bảo đảm sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường 100 triệu dân và xuất khẩu.
“Đặt vấn đề như vậy để thấy những chủ trương của Đảng, Nhà nước rất quan tâm y học cổ truyền, xác định y học cổ truyền là một kho báu để khai thác tiềm năng lợi thế đó”, Thủ tướng nói. “Vì vậy, tại hội nghị này, chúng ta thảo luận xem cái gì cản trở, làm cách nào tạo đột phá tiềm năng to lớn này”. Những cây dược liệu không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà có thể giúp một bộ phận không nhỏ nhân dân ấm no, hạnh phúc, giàu có.
Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận thực trạng dược liệu Việt Nam để thấy rõ bất cập hiện nay mà “có ý kiến cho rằng còn rẻ hơn cả khoai lang, thậm chí nói rằng chúng ta ăn bã còn cái tinh túy, dinh dưỡng, tốt đẹp người ta lấy mất rồi”.
Từ đó, đề xuất những chính sách, nhất là cơ chế, giải pháp đột phá để làm rõ, thu hút đầu tư, khuyến khích người dân, doanh nghiệp nuôi trồng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả tốt nhất cây dược liệu.
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng đặt vấn đề về quy hoạch, sản xuất ở đâu, đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào những vùng nào về dược liệu; hay coi dược liệu là loại sản phẩm quốc gia hoặc chọn một số dược liệu là sản phẩm quốc gia được áp dụng cơ chế, chính sách như sản phẩm quốc gia. Liệu có thể coi phát triển dược liệu là nông nghiệp công nghệ cao hay không để có chính sách áp dụng như nông nghiệp công nghệ cao. Đi liền với đó là có tiêu chí để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các dự án, chương trình để thực hiện chuỗi giá trị này.
Tiềm năng to lớn nhưng…
Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)...
“Chúng ta cũng may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng…”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Trong quá trình điều tra về tri thức bản địa, chúng ta đã tổng hợp được danh lục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước.
Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60-80.000 tấn/năm. Khối lượng dược liệu xuất khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn, đem lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.
Giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm.
Theo Bộ trưởng Y tế, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trước kia, một số dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm như ba kích, đẳng sâm, hoàng tinh... thì thực tế hiện nay, nhiều cây thuốc đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây hoàng liên trước kia là đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích.
Chúng ta chưa biến được các sản phẩm từ dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao và để sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, trên thế giới, Pháp và Mỹ đã chiết xuất hoạt chất taxon từ cây thông đỏ để sản xuất thuốc ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa sản xuất được loại thuốc này trong khi cây thông đỏ Lâm Đồng (Đà Lạt) là loại cây đặc biệt quý hiếm với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới.
Góp 200 triệu mua cả tạ ba kích ngâm rượu uống 3 năm
Được đồn đoán là thần dược nên cánh mày râu không tiếc tiền của để mua loại ba kích rừng xịn. Thậm chí có người còn bỏ gần 200 triệu đồng ra để mua ba kích rừng ngâm rượu uống dần.
相关文章
Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
Nhận định bóng đá U23 Farense với U23 Rio Ave hôm nayTrong lịch sử đối đầu giữa2025-01-25Sẽ thanh tra đột xuất các địa phương ngay khi bắt đầu mùa lễ hội 2015
Toàn cảnh buổi họp báoHạn chế sử dụng ngân sáchTại cuộc họp báo bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Vă2025-01-25Lai Châu: Bắt giữ 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải Dương: Xử phạt và tịch thu lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ Nam Định: Tạm giữ hàng nghìn sản p2025-01-25Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh: Đã xác định được gần 200 F1, F2 của bệnh nhân 262
Samsung Việt Nam đang rà soát F1, F2 liên quan tới bệnh nhân số 262 mắc Covid-19Samsung Việt Nam giả2025-01-25Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
Nhận định bóng đá U19 Cần Thơ với U19 Đồng Tháp hôm nayCác chuy&ec2025-01-25Rộn ràng đón Tết Độc lập cùng đồng bào Mường ở Trà Giang
VHO - Những ngày này, đồng bào Mường ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam rộn ràng chuẩn2025-01-25
最新评论