【hang nhat tho nhi ky】Kinh tế tư nhân hầu như không lớn được
Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. |
Theếtưnhânhầunhưkhônglớnđượhang nhat tho nhi kyo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là một khu vực kinh tế quan trọng nhưng đóng góp thực của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản. Trên thực tế, World Bank đã đánh tụt xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam xuống 1 hạng, xếp thứ 69/190 nước, khu vực kinh tế trong nước chủ yếu vẫn dựa vào kinh doanh cá thể (31% GDP), trong khi doanh nghiệp tư nhân chủ đóng góp rất hạn chế chỉ 8% GDP.
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường bình thường, đáng ra là phát triển mạnh nhất nhưng ở Việt Nam kinh tế tư nhân lại không lớn được.
Theo TS. Trần Đình Thiên, thể trạng của khu vực kinh tế trong nước vẫn yếu, hầu hết các DN chưa hồi phục lại được mức trước khủng hoảng (2010).
Mặc dù khu vực tư nhân có những bước tiến, song thực lực cơ bản vẫn là “nhỏ bé”, “manh mún” và “yếu kém”. Một số Tập đoàn kinh tế tư nhân trỗi dậy (VinGroup, Hòa Phát, Trường Hải, SunGroup), song chưa đủ sức làm xoay chuyển bức chân dung tổng thể của khu vực kinh tế tư nhân.
Trong khi đó, tốc độ cổ phần hóa DNNN vài năm gần đây không có bước tiến đáng kể. Nổi bật hơn cả là sự tăng trưởng mạnh của khu vực FDI, thể hiện xu thế “bành trướng” và “gây áp lực” lên khu vực nội địa một cách đáng lo ngại.
Đơn cử, số liệu về tương quan đầu tư giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam năm 2018 cho thấy khu vực kinh tế tư nhân chiếm hơn 23%, khu vực nhà nước chiếm 33% và khu vực FDI hơn 43%.
Nhận định về bất ổn của cơ cấu kinh tế Việt Nam, TS Trần Đình Thiên cho rằng, thực lực – đặc biệt là thực lực cơ cấu của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Theo đó, sản xuất GDP dựa chủ yếu vào thành phần kinh tế nhà nước (đóng góp 28%) và kinh tế hộ gia đình (đóng góp 32%).
Đây là 2 lực lượng có “vấn đề” nhất về năng lực: khu vực hộ gia đình là lực lượng nhỏ bé, manh mún và yếu kém nhất trong khi kinh tế Nhà nước hoạt động rất kém hiệu quả - thua lỗ lớn, nợ xấu nhiều, tiêu phí tài nguyên và nguồn lực quốc gia. Cả hai thành phần chủ yếu tạo GDP này đều có sức cạnh tranh yếu, khó là trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế thành công.
Trong khi đó, kinh tế tư nhân trong nước, tuy về nguyên tắc phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào GDP thì sau 30 năm đổi mới, chỉ đóng góp chưa đến 10%.
“Mặc dù là “động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế”, thành phần này chỉ tăng thêm được 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP sau 6 năm”, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Thành phần này có hai đặc điểm quan trọng, một là số DN “nhỏ và siêu nhỏ” chiếm 95-96% tổng số DN, số lượng DN “vừa” quá ít (chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng số DN) tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.
Hai là quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản.