发布时间:2025-01-10 19:37:40 来源:88Point 作者:Cúp C1
Khách hàng phải là trung tâm của mọi quyết định chuyển đổi số | |
Khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam Viet Solutions 2020 | |
Công khai hai thủ tục hành chính được sửa đổi,ểnđổisốđangđượcquantâmhàngđầutạiViệkqbd u19 nga bổ sung lĩnh vực sở hữu trí tuệ |
Ông Toomas Hendrik Ilves, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Estonia tham luận trực tuyến tại Diễn đàn VRDF 2020. |
Sẽ thất bại nếu bổ nhiệm bộ trưởng phụ trách chuyển đổi số
Ông Toomas Hendrik Ilves, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Estonia, Chuyên gia xuất sắc Trung tâm phân tích chính sách châu Âu chia sẻ kinh nghiệm để có thể chuyển đổi số thành công. Ông khẳng định, số hóa quản trị sẽ vận hành tốt nếu được sự ủng hộ của công chúng.
“Đồng thời, các Chính phủ cần đưa số hóa trở thành một ưu tiên công. Theo đó, chuyển đổi số phải được tuyên bố là một mục tiêu chính sách, được cấp lãnh đạo cao nhất là nguyên thủ quốc gia với vai trò là một động lực chính trị của quá trình đó dẫn dắt và nêu rõ đó là một ưu tiên", ông khuyến nghị.
Ông cũng nhấn mạnh: “Có quá nhiều quốc gia thất bại khi họ đẩy nhiệm vụ này cho một cơ quan, bổ nhiệm một “bộ trưởng số” với quyền lực như các bộ trưởng khác, điều này đảm bảo chuyển đổi số sẽ thất bại bởi các bộ trưởng khác sẽ phớt lờ những gì “bộ trưởng số” nói”, ông Toomas Hendrik Ilves chia sẻ.
Số hóa thành công khi các Chính phủ nhanh chóng cung cấp các dịch vụ công mà người dân ưa thích, ví dụ: kê khai thuế dễ dàng, đơn giản hóa các tương tác với bộ máy hành chính (đăng ký khai sinh, mua bảo hiểm y tế cho trẻ em, đăng ký xe ô tô hoặc gia hạn giấy phép lái xe).
”Số hóa sẽ chậm chạp khi thiếu ý chí chính trị từ phía Chính phủ”, ông Toomas Hendrik Ilves lưu ý.
Theo chuyên gia này, đây là lúc cần đến dũng khí chính trị và sự lãnh đạo chính trị, bởi luôn có nhiều khó khăn khi thay đổi cách mọi người thực hiện công việc. Các công chức đã quen với một cách làm sẽ ngại thay đổi và công dân không phải lúc nào cũng hiểu được ý nghĩa của các chính sách mới.
Dự báo số hóa sẽ diễn ra trên khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng Covid-19 và nhu cầu giảm tiếp xúc trực tiếp và sự đông đúc trong các cơ quan Chính phủ đã thúc đẩy số hóa nhanh hơn những gì người ta đã từng nghĩ trước khi xảy ra khủng hoảng, ông Toomas Hendrik Ilves cho biết, những Chính phủ chuyển dịch nhanh chóng sẽ đi trước những chính phủ còn chần chừ và lê bước. Những quốc gia đó cũng sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thách thức mới chắc chắn sẽ nảy sinh cho dù có thực hiện số hóa hay không, ông nói.
Mỗi vùng kinh tế trọng điểm cần một trung tâm chuyển đổi số
Tham luận tại diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức.
Với một tổ chức, sự thay đổi này trước tiên là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu, vì nếu họ không làm thì không ai dám làm và có thể làm. Đồng thời, vì là tổng thể và toàn diện nên đó cũng là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức.
Ông nhấn mạnh, tại Việt Nam, chuyển đổi số là lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu, dẫn chứng là việc Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Hiện nay, 22 bộ, ngành và 55 tỉnh thành phố đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, Chính phủ cũng đã xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối Cổng Dịch vụ công các bộ, tỉnh, thành phố. Tính đến tháng 9/2020, 19,1% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã được triển khai.
Về giải pháp thời gian tới, ông Đường cho rằng cần ưu tiên nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chiến lược Chính phủ số, xây dựng hạ tầng chính phủ số, phát triển nhân lực chuyển đổi số, giao nhiệm vụ chuyển đổi số đến từng bộ ngành, địa phương, xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm làm nòng cốt chuyển đổi số cho khu vực.
Liên hệ giữa trí tuệ nhân tạo và sự phát triển bền vững của Việt Nam, TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Tập đoàn Vingroup cho rằng, AI có thể giải quyết các “bài toán” của Việt Nam như chữ viết & tiếng nói của Tiếng Việt, giao thông đô thị, y tế, giáo dục, sản xuất...; Giải quyết các vấn đề về an ninh quốc gia: bảo mật thông tin, sinh trắc học; Tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế khi làm chủ công nghệ mới.
Để phát triển thành công AI tại Việt Nam, ông Hưng cho rằng cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhân tài cả về chất và lượng, nghiên cứu nền tảng & chuyên sâu về AI, đào tạo bài bản về AI cho thế hệ trẻ, tạo ra hệ sinh thái thúc đẩy sáng tạo trong phát triển & thương mại hoá sản phẩm AI.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cho dù thực hiện giải pháp gì, dù công nghệ có tối tân, hiện đại đến đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định, dẫn dắt quá trình chuyển đổi, phát triển. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.
相关文章
随便看看