发布时间:2025-01-12 06:11:10 来源:88Point 作者:Thể thao
Ðam mê nghiên cứu,ổimớisaacutengtạođaacutepứngyecircucầuthựctiễtỷ lệ kèo mexico sáng tạo
Trước đây, quy trình sát hạch lái xe ôtô gồm 3 phần: Lý thuyết, sa hình và đường trường. Từ ngày 1-1-2021, theo Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, bắt buộc phải có thêm thiết bị mô phỏng các tình huống giao thông trong đào tạo và sát hạch. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, nhóm tác giả thuộc Trường cao đẳng Miền Đông đã nghiên cứu, phát triển mô hình học lái xe tại chỗ dựa trên hệ thống cơ khí và điện tử của các dòng xe như Honda Accord và Kia CD5 cũ, kết hợp động cơ điện, năng lượng mặt trời và hệ thống điều khiển tối ưu.
Học sinh, sinh viên thực hành trên mô hình
Mô hình mô phỏng cabin xe thực tế tích hợp đầy đủ hệ thống lái, phanh, hộp số, treo, truyền động và bảng điều khiển động cơ. Khi vận hành, học viên thực hiện các thao tác điều khiển ga, phanh, ly hợp, chuyển số giống như khi sử dụng xe thật. Đặc biệt, màn hình hiển thị thông số giúp học viên theo dõi thao tác của mình một cách trực quan và dễ dàng. Tính mới và đột phá đó là mô hình sử dụng động cơ điện kết hợp hộp số cơ khí, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Điểm độc đáo nằm ở khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa chế độ học có nổ máy và không nổ máy. Hệ thống nạp năng lượng từ lưới điện và năng lượng mặt trời cùng các cụm điều khiển phân tách rõ ràng, giúp người học quan sát, vận hành và tháo lắp dễ dàng. Đây là giải pháp tích hợp vừa đáp ứng yêu cầu đào tạo lái xe vừa hỗ trợ các môn học thực hành ngành công nghệ ôtô như: Kỹ thuật lái xe, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái, phanh, truyền động, tiếp cận công nghệ động cơ điện và hybrid.
Mô hình đã và đang được áp dụng hiệu quả tại Trường cao đẳng Miền Đông trong đào tạo lái xe và các môn học chuyên ngành. Không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị (giảm 160 triệu đồng mua sắm sản phẩm) mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hành, giúp học viên nhanh chóng làm quen với buồng lái và các kỹ năng cơ bản. Ngoài ra, mô hình còn trở thành công cụ thực hành lý tưởng cho ngành công nghệ ôtô và cơ khí động lực.
“Mô hình học lái xe tại chỗ” của nhóm tác giả: đồng chủ nhiệm Lê Văn Kích, Nguyễn Hữu Ninh, Bùi Đình Ninh và cộng sự Bùi Văn Nghiệp, Nguyễn Văn Lực. Mô hình đã đạt những thành tích đáng tự hào: Giải khuyến khích Hội thi thiết bị tự làm toàn quốc lần thứ VII (2022); giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. Đồng Xoài lần thứ VII (2022-2023); giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ VII (2022-2023); giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023).
“Mô hình học lái xe tại chỗ” không chỉ dừng lại ở một công trình sáng tạo mà còn thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm xã hội của đội ngũ giáo viên trong đổi mới giáo dục nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo. Ý nghĩa xã hội to lớn và khả năng áp dụng thực tiễn của mô hình là minh chứng rõ ràng cho vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của xã hội. “Ngọn lửa” đam mê sáng tạo của những người thầy chính là động lực để không ngừng chinh phục những đỉnh cao khoa học, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước. |
Ý nghĩa xã hội và khát vọng lan tỏa
Bổ sung phần mềm mô phỏng tình huống giao thông vào quá trình đào tạo và sát hạch lái xe, mô hình đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết này, mang lại các giá trị xã hội quan trọng. Cùng với đó, mô hình hiện đại hóa quy trình đào tạo, tích hợp đầy đủ hệ thống lái, phanh, hộp số, các cụm điều khiển và tín hiệu giống như xe thật, giúp học viên làm quen với các kỹ năng điều khiển xe ngay từ bước đầu, phù hợp với học viên mới làm quen với ôtô. Học viên được luyện tập trên mô hình trước khi tiếp xúc với xe thực tế, giảm nguy cơ tai nạn khi học thực hành. Mô hình còn được đánh giá cao ở góc độ thân thiện môi trường, bởi sử dụng động cơ điện và năng lượng mặt trời thay cho động cơ đốt trong, giảm phát thải khí độc hại.
Mô hình học lái xe tại chỗ
Thầy Lê Văn Kích, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Miền Đông cho biết: “Mô hình học lái xe tại chỗ” không chỉ là sản phẩm sáng tạo về công nghệ mà còn thể hiện tâm huyết của những người thầy luôn cháy bỏng “ngọn lửa” đam mê nghiên cứu. Mô hình đã mở ra hướng đi mới trong đào tạo lái xe và giảng dạy công nghệ ôtô tại Việt Nam. Với tiềm năng ứng dụng rộng rãi, mô hình không chỉ hỗ trợ các trung tâm sát hạch lái xe mà còn đóng góp quan trọng vào các chương trình đào tạo ngành cơ khí động lực và công nghệ ôtô. Với sự sáng tạo và quyết tâm, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ vào xây dựng nền giáo dục nghề nghiệp hiện đại, thực tiễn và hiệu quả.
“Tại Trường cao đẳng Miền Đông, mô hình đang hỗ trợ học các môn thực hành như sửa chữa, bảo dưỡng động cơ, hệ thống treo, hệ thống điện. Việc gắn lý thuyết với thực hành nhờ cấu tạo mở, mô hình cho phép người học dễ dàng quan sát, tháo lắp và nghiên cứu các cụm chi tiết. Điều này giúp nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng thực tiễn của học viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp ôtô. Đồng thời, tiết kiệm chi phí đào tạo bởi trường và các cơ sở đào tạo không cần đầu tư xe thực tế với chi phí cao mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy" - thầy Bùi Đình Ninh, Phó Hiệu trưởng trường cho biết thêm.
Trong bối cảnh không phải trung tâm đào tạo nào cũng có điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại các vùng kinh tế khó khăn, “Mô hình học lái xe tại chỗ” đã mang lại giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, tăng cơ hội tiếp cận cho các học viên ở vùng sâu, vùng xa. Một mô hình có thể phục vụ nhiều học viên cùng lúc trong các bài học cơ bản, tối ưu hóa nguồn lực đào tạo. Với thiết kế gọn nhẹ và khả năng sử dụng năng lượng mặt trời, mô hình có thể được triển khai ngay cả ở những địa phương không có điện lưới ổn định hoặc phương tiện ôtô thực tế, nhất là ở khu vực miền Nam có nắng quanh năm thì đây mà một điểm cộng.
相关文章
随便看看