Thị trường thời trang nhanh- Thách thức mới cho doanh nghiệp Việt Nhà sản xuất dệt may quốc tế mở rộng sang Việt Nam |
Thesiếtthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá sheffield unitedo đó, dự luật kêu gọi tăng phí môi trường lên tới 10 euro cho mỗi sản phẩm đến năm 2030, đồng thời cấm nhà sản xuất quảng cáo những sản phẩm này. Sau khi Hạ viện Pháp thông qua, dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện Pháp để cơ quan này tiếp tục xem xét và bỏ phiếu. Nếu nó trở thành luật chính thức, những thương hiệu thời trang nhanh sẽ gặp thách thức lớn.
Trước đó, Nghị viện châu Âu (EP) cũng đã bỏ phiếu thông qua các đề xuất nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hiệu quả rác thải thực phẩm và dệt may trên toàn Liên minh châu Âu (EU).
Đề xuất này nhằm giảm lượng rác thải thực phẩm từ nay đến năm 2030, đồng thời siết chặt các quy định về rác thải dệt may liên quan ngành công nghiệp thời trang nhanh.
Thời trang nhanh đang tạo ra nhiều hệ lụy về môi trường. Ảnh: Người đưa tin |
Các nước thành viên được yêu cầu nỗ lực thực hiện các mục tiêu mang tính ràng buộc và tham vọng hơn từ nay đến năm 2030 đồng thời xem xét thêm và yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá về khả năng đưa ra các mục tiêu cao hơn (lần lượt ít nhất 30% và 50%) cho năm 2035.
Đề xuất trên đặt ra các nghĩa vụ mới đối với lĩnh vực dệt may, với việc đề nghị thiết lập các chương trình mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) nhằm buộc các công ty có các sản phẩm dệt may bán ra thị trường phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm thu thập, phân loại và tái chế quần áo cũng như mọi vật dụng từ thảm đến nệm, dựa trên trách nhiệm của các quốc gia thành viên.
Hạn chế thời trang nhanh được EU lên tiếng từ lâu và cũng đã đưa ra các cảnh báo nghiêm trọng về môi trường, nhất là rác thải. Theo tính toán, EU thải ra 5,2 triệu tấn rác thải quần áo và giày dép mỗi năm.
EU là một trong số thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của ngành dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đã sớm được cảnh báo về thời trang nhanh và định hướng xây dựng lộ trình phát triển xanh và bền vững.
Theo đó, nhiều nguyên liệu thân thiện với môi trường được doanh nghiệp dệt may trong nước nghiên cứu, sử dụng như vải, sợi từ bã cà phê, từ nhựa tái chế, tre, sơ dừa…
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang và sẽ dần áp dụng hàng loạt những biện pháp thương mại như: Cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), cơ chế CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) và Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật Thẩm định chuỗi cung ứng của Đức...
Tất cả các quy định trên đã tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì mọi quy tắc trên bắt buộc cho ngành dệt may xuất khẩu phải lấy thời trang bền vững làm định hướng phát triển thay vì thời trang nhanh, rẻ như trước đây. Như vậy, cạnh tranh thị trường xuất khẩu hiện nay không chỉ dừng ở yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng mà tiêu chí phát triển bền vững lại là yếu tố then chốt, đặc biệt là tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào EU bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.
Theo VITAS, thời trang “xanh” được phát triển từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và những “rác thải” được tái chế là phù hợp với xu hướng phát triển của ngành thời trang thế giới.
Phát triển ngành dệt may theo hướng xanh và bền vững là yêu cầu tuy nhiên việc chuyển đổi đang diễn ra một cách đơn lẻ và mới được những doanh nghiệp lớn, có khả năng tài chính thực hiện.
Với khoảng 80% sản lượng của ngành dệt may hiện dành cho xuất khẩu, có nghĩa ngành đang phụ thuộc vào thị trường thế giới, vào các nhãn hàng thì việc phát triển xanh, bền vững cần thực hiện một cách thống nhất, có lộ trình. Để thực hiện điều này sự nỗ lực của doanh nghiệp là không thể thiếu nhưng rất cần sự định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự đồng hành mạnh mẽ của hiệp hội ngành hàng.