BP - Theọngdụnghiềbao bong da anh moi nhato sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có tên húy Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5 của nhà hậu Lê. Ông cùng với thái tổ Lý Công Uẩn của triều Lý là 2 vị vua tuổi Tuất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sinh thời, vua Lê Thánh Tông nổi tiếng là người hiếu học, hết lòng vì đất nước, như chính vua từng viết: “Trống dời canh còn đọc sách/Chiều xế bóng chửa thôi chầu”. Hiếu học nên ông rất tôn trọng người tài, khi biết tin Lương Thế Vinh qua đời, vua đã bật khóc. Chính nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt..., Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục, mâu thuẫn. Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Bên cạnh cải tổ cơ chế nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng, phát triển đất nước của Lê Thánh Tông được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước đây, quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao. Đặc biệt, trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông đã ban rất nhiều luật lệ chống tham nhũng. Thậm chí, quan tiến cử đánh giá sai nhân cách của người được tiến cử cũng bị vạ lây. Một trong những biện pháp cụ thể của vua Lê Thánh Tông trong việc chống tham nhũng là chỉ dùng người hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh. Điều này khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ, nạn tham nhũng đang tàn phá đất nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ. Dưới thời Lê Thánh Tông, những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân, cho nước như Vũ Kiệt, Lương Thế Vinh... đều rất được trọng dụng. Bên cạnh sử dụng người tài, Lê Thánh Tông cũng là vị vua đi đầu trong việc lật lại những bản án oan ức thời trước, minh oan, trả lại công bằng cho các bậc khai quốc công thần. Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, có lần nghe tiếng ông Vũ Tụ làm quan rất thanh liêm, nhà vua quyết định thử xem tin đồn có thật không.Biết được Vũ Tụ vừa xử cho một người thắng kiện, vua liền bí mật mang mâm lụa quý gửi người này mang đến để hậu tạ Vũ Tụ. Thấy người này mang lễ vật tới nhà vào lúc đêm khuya, Vũ Tụ hỏi: Anh có biết ta là ai không? Việc xét xử là theo luật vua ban, anh cho ta là người thế nào mà dám làm chuyện phi pháp này? Người đó đáp: Bẩm thượng quan, tập tục là thế, đây là tấm lòng thành tri ân... Vừa nghe xong, Vũ Tụ nói ngay: Ta há phải theo tập tục quái gở này để chịu ô danh như những kẻ tham lam khác hay sao? Nói xong, ông sai gia nhân đuổi người này ra khỏi cổng. Cảm phục cốt cách thanh liêm của vị phán quan, vua Lê Thánh Tông đã trọng thưởng cho Vũ Tụ và đính vào cổ áo triều phục của ông 2 chữ “liêm tiết”. Và với phương cách trị nước “thượng tôn pháp luật”, vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một quốc gia Đại Việt hùng mạnh toàn diện trên mọi lĩnh vực. Lời bàn: Trong thời phong kiến Việt Nam, vua Lê Thánh Tông là người có công xây dựng đất nước phát triển cực thịnh về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đặc biệt là việc giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Khi lên làm vua, Lê Thánh Tông đã nhận ra vai trò của hiền tài qua các bước thăng trầm của lịch sử. Ông đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo, sử dụng và trọng đãi hiền tài. Đất nước không thể ổn định và phát triển nếu như không thu hút được những người có trí tuệ và tài năng góp sức vào sự nghiệp lớn của quốc gia. Theo ông, trước hết, con người phải giữ được đạo nhân nghĩa, thể hiện được tấm lòng trung với vua, hiếu với cha mẹ. Muốn thực hiện được điều nhân nghĩa ấy thì phải học tập để hiểu được lý lẽ của cuộc sống, nhận thức được đúng, sai trước mọi vấn đề. Có nhân và có trí vẫn chưa đủ mà còn phải có hành động dũng cảm nữa, nghĩa là phải kiên cường bất khuất trong thực hiện nhiệm vụ. Và cũng chính trong thời vua Lê Thánh Tông trị vì đã xuất hiện tư tưởng: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết. Câu nói nêu trên của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê, mà với hậu thế ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách và đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. ND |