【kqbd brazil b】Chàng trai mang đôi tay người lạ, triệu người thêm hy vọng

  发布时间:2025-01-25 16:21:26   作者:玩站小弟   我要评论
Trần Bằng Nam, 19 tuổi ở Thái Nguyên là chàng trai may mắn nhận được 2 cánh tay hiến tặng từ thanh n kqbd brazil b。

Trần Bằng Nam,àngtraimangđôitayngườilạtriệungườithêmhyvọkqbd brazil b 19 tuổi ở Thái Nguyên là chàng trai may mắn nhận được 2 cánh tay hiến tặng từ thanh niên 31 tuổi chết não quê Hải Dương.

7 tháng sau ca ghép lịch sử tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Nam vẫn chưa hết ngỡ ngàng vì cuộc sống như bước sang một trang mới.

“Giờ em đã có thể tự phục vụ được bản thân, từ ăn cơm đến mặc quần áo, viết chữ, nhắn tin… Những điều tưởng bình thường với bao người nhưng là mơ ước của em suốt bao năm qua”, Nam cười tươi khoe.

Chàng trai trẻ kể thêm, giờ em đã có thể tự mở cửa, tự cầm khăn rửa mặt, khi nắm chặt, cánh tay nổi gân rất rõ, cảm giác nóng, lạnh đều rất nhạy.

Cánh tay mới tương đồng cả về kích thước và màu sắc với cơ thể Nam nên khi mặc áo dài tay không ai phát hiện ra.

{ keywords}
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Nam sau ghép tay

Cách đây 4 năm, Nam không may bị tai nạn chất nổ hoá học khiến 2 cẳng tay dập nát không thể bảo tồn, phải cắt cụt. Mọi tương lai khép lại ở tuổi 15.

Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, thấy cánh tay trơ cụt, Nam ngơ ngác hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tay con đâu?”. Thương con, mẹ Nam vỗ về: “Tay con được đưa đi nuôi, vài bữa sau sẽ cấy lại”.

Sau khi từ viện trở về, Nam chính thức dừng học. Mọi sinh hoạt hàng ngày từ tắm rửa, đi vệ sinh, mặc quần áo, ăn uống… đều phải có người hỗ trợ. Ban đầu, Nam vẫn khắc khoải đợi mong ngày ghép tay, liên tục hỏi mẹ ngày quay lại bệnh viện.

Biết không thể giấu, mẹ Nam đành nói thật với con trai rằng 2 cánh tay đã vĩnh viễn phải cắt bỏ. Khi hay tin, cậu thiếu niên 15 tuổi thấy mọi thứ đổ sập trước mắt, chông chênh.

Nam kể, có khoảng thời gian bị khủng hoảng tâm lý, ít nói, cáu gắt vô cớ. Có đêm Nam thức trắng, nhớ bạn, nhớ trường và nghĩ về tương lai vô định phía trước.

Mất vài tháng mất cân bằng, Nam tìm cách tự vực dậy bản thân, bắt đầu từ việc dùng băng dính dán thìa vào tay để xúc cơm, kẹp 2 khuỷu tay lại để giữ bàn chải đánh răng… Nam dần làm quen với cơ thể khiếm khuyết nhưng sự mặc cảm cứ tăng dần, len lỏi vào từng thớ thịt.

Đầu năm 2020, khi biết bệnh nhân Phạm Văn Vương, 31 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội được Bệnh viện Trung ương quân đội 108 ghép thành công cẳng tay trái từ người cho sống đầu tiên trên thế giới, gia đình Nam khấp khởi hy vọng, đăng ký chờ ghép dù biết cơ hội vô cùng mong manh.

Bất ngờ giữa tháng 9/2020, gia đình Nam nhận được cuộc gọi của Bệnh viện 108, thông báo đã có người hiến cả 2 cẳng tay phù hợp.

Ngày 16/9, ca ghép thành công sau 8 tiếng căng thẳng. Đây là trường hợp ghép đồng thời 2 cánh tay đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Sau ghép, 2 cánh tay tưới máu rất tốt và đến nay sau 7 tháng, vết sẹo ghép rất nhỏ và mờ, cánh tay rắn chắc và dần linh hoạt.

{ keywords}
Hình ảnh Nam trước và sau phẫu thuật ghép tay

GS Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện 108, người trực tiếp thực hiện ca ghép tay chia sẻ, cánh tay của Nam hồi phục nhanh ngoài mong đợi, động tác tinh tế nhất của bàn tay là viết, Nam cũng đã làm được.

“Bệnh nhân rất lạc quan và chăm chỉ tập phục hồi chức năng. Nếu tiếp tục duy trì, trong 6-12 tháng sẽ thấy một chàng trai hoàn toàn khác khi bàn tay có thể hồi phục ít nhất 80-90%. Khi đó Nam có thể đi xe máy, lái ô tô và có cuộc sống bình thường như bao người khác”, GS Hoàng thông tin.

Sau ca ghép thay đổi cuộc đời, Nam kể hay nằm mơ được đi học trở lại, được chơi cùng bạn bè. Chàng trai Thái Nguyên hy vọng, chỉ thời gian ngắn nữa thôi em sẽ quay lại trường học để hoàn thành nốt những ước mơ dang dở.

Cơ hội mới cho hàng triệu người khuyết tật

GS Hoàng cho biết, cả hai ca ghép tay cho bệnh nhân Vương và Nam đều do các bác sĩ Bệnh viện 108 thực hiện. Trước đó, bệnh viện đã mất gần gần 4 năm chuẩn bị.

Bản thân GS Hoàng từng có gần 10 năm học tập, nghiên cứu tại Đức, từ nghiên cứu sinh, tiến sĩ y học ngành phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật bàn tay đến làm nghiên cứu sau tiến sĩ.

Đặc biệt, vào năm 2008, khi đang làm luận án tiến sĩ khoa học, GS Hoàng được thầy giáo mời trở thành 1 trong trong 5 phẫu thuật viên thực hiện ca mổ có một không hai trên thế giới tại Bệnh viện ngoại khoa Rechts der Isar, Đức.

Đó là ca ghép 2 cánh tay đồng loại đầu tiên trên thế giới cho một công dân Đức mất cả 2 cánh tay trong một tai nạn lao động. Ca mổ sau đó đã thành công ngoài mong đợi, 2 cánh tay sau ghép hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, ca mổ này mất tới 16 giờ với sự phối hợp của các chuyên gia hàng đầu đến từ Đức, Mỹ, Anh, Úc và Pháp.

Trong ca mổ, GS Hoàng được giao ghép và nối mạch, phần việc quan trọng nhất khi ghép chi thể. Sau thành công của ca ghép đó, đến nay Đức cũng chưa thực hiện thêm ca ghép chi thể nào.

Hiện tại, mỗi năm trên thế giới cũng chỉ thực hiện một vài ca ghép chi thể với 2 lý do: Ghép chi thể là kỹ thuật rất khó, phức tạp hơn ghép tạng; nguồn chi thể hiến tặng rất hiếm.

GS Hoàng nói thêm, trong ghép chi thể đồng loại, khó nhất là ghép cổ tay và cẳng tay vì nơi đây có tới 43 cơ, 8 mạch máu lớn, vô số dây thần kinh phức tạp để điều khiển cử động vô cùng tinh tế của bàn tay, trong khi ghép chân đơn giản hơn rất nhiều.

“Để ghép được tay, bác sĩ phải có chuyên môn chấn thương chỉnh hình giỏi, vi phẫu giỏi và phẫu thuật tạo hình giỏi. Ngoài ra ghép chi thể có mức độ thải ghép rất mạnh nên nếu không vững về kỹ thuật, không làm chủ chống thải ghép tốt và không có hệ thống hỗ trợ tốt thì không làm được”, GS Hoàng chia sẻ.

Với trường hợp bệnh nhân Vương, dù chỉ hoà hợp 3/6 yếu tố nhưng ca ghép vẫn thành công. Với bệnh nhân Nam, tỉ lệ hoà hợp miễn dịch thậm chí còn thấp hơn nhưng các bác sĩ vẫn tự tin làm và bệnh nhân đang hồi phục rất tốt.

GS Hoàng tin tưởng, trường hợp của Nam sẽ hồi phục tốt hơn bệnh nhân Vương do cẳng tay không bị dập nát và nhiễm trùng.

“Với mỗi bệnh nhân, ban giám đốc bệnh viện và cả ekip phẫu thuật đều phải cân nhắc trao đổi rất kỹ, chuẩn bị những tình huống xấu nhất để sẵn sàng giải quyết với mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân”, GS Hoàng nói.

{ keywords}
GS Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện 108 cùng bệnh nhân Trần Bằng Nam

Nhiều nhà chuyên môn đặt lên bàn cân giữa ghép tay và dùng tay giả, GS Hoàng khẳng định, ghép chi thể đồng loại tối ưu hơn nhiều.

Về chi phí, tay giả tốn hàng tỉ đồng, người nghèo rất khó tiếp cận, khi hỏng hóc sẽ phải mang sửa, thay mới. Tay giả có thể cầm nắm linh hoạt nhưng về mặt tâm lý, bệnh nhân luôn muốn giấu giếm, tự ti trong giao tiếp

Trong khi đó, với kĩ thuật ghép tay chỉ mất vài chục triệu đồng. Sau ghép, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc thải ghép suốt đời nhưng chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng mỗi tháng và các thuốc thế hệ mới ít tác dụng phụ.

“Chi thể sau ghép mất thời gian tập phục hồi chức năng nhưng có thể hoạt động tinh tế. Quan trọng nhất đôi tay mới sẽ khiến bệnh nhân tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, đây là điều không máy móc, thiết bị nào có thể thay thế được. Ghép tay là bậc thang điều trị cao nhất, tối ưu nhất, kinh tế nhất với tất cả các bệnh nhân khuyết tay”, GS Hoàng nhấn mạnh.

Bác sĩ Bệnh viện 108 đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật nhưng điều khó khăn nhất hiện nay là nguồn chi thể hiến tặng.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê và UNICEF công bố năm 2019, Việt Nam có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó có hơn 2,1 triệu người khuyết tật tay.

Tại Bệnh viện 108, GS Hoàng cho biết hiện có hàng trăm bệnh nhân cụt tay đang chờ ghép, trong đó có nhiều cô gái còn rất trẻ, vĩnh viễn mất tay vì tai nạn giao thông, hoả khí, nhưng suốt 7 tháng qua, kể từ sau ca ghép của Nam, chưa có thêm trường hợp chết não nào đăng ký hiến tặng chi thể.

Theo GS Hoàng, người Việt vẫn còn nặng nề tâm lý “trần sao âm vậy” hoặc “chết phải toàn thây”, nên dù rất hiểu giá trị nhân văn của ghép chi thể nhưng ít gia đình đồng ý để người thân không còn vẹn nguyên sau qua đời.

“Chúng tôi mong rằng nhờ tuyên truyền, nhờ lan toả nhiều câu chuyện tích cực, thời gian tới sẽ có thêm nhiều người hiểu được giá trị của nghĩa cử hiến tặng mô tạng, chi thể giúp thật nhiều bệnh nhân tàn tật được khôi phục hình hài, trở về với cuộc sống bình thường. Cánh tay hay bất kỳ bộ phận nào nếu an táng hay hoả táng rồi cũng thành tro bụi”, GS Hoàng mong mỏi.

Thúy Hạnh

Nam thanh niên 22 tuổi hiến tạng cứu 4 người

Nam thanh niên 22 tuổi hiến tạng cứu 4 người

Sau tai nạn chết não, 4 tạng của T. gồm 1 tim, 1 gan và 2 thận được ghép tặng cho các bệnh nhân nguy kịch, giúp họ hồi sinh sự sống.

相关文章

最新评论