Xã Vĩnh Thuận Tây,ềnvữtỷ số bóng đá ngoai hang anh huyện Vị Thủy, có những cách làm giúp hộ dân thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình nuôi bò thịt giúp nhiều gia đình ở xã Vĩnh Thuận Tây thoát nghèo bền vững. Ông Bùi Thanh Lạc, Phó Chủ tịch UBND xã, chia sẻ, từ đầu năm đến nay, địa phương có hai cuộc đối thoại trực tiếp với hộ nghèo nhằm tìm ra căn nguyên khó khăn của họ; nhìn chung, phần lớn là do thiếu vốn, đất sản xuất. Trên cơ sở đó, xã phối hợp với ngành chức năng huyện, tỉnh tạo điều kiện, giúp đỡ bà con thoát nghèo. Trước tiên, xã triển khai chọn 20 hộ để tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Mô hình nhân rộng là nuôi bò thịt đã thực hiện hiệu quả mấy năm qua. Ở mô hình này, đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo năm trước sẽ được ngành chức năng cho mượn lần lượt 15, 12 và 10 triệu đồng; đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ này vay từ 20-25 triệu đồng để phát triển. “Chọn mô hình nuôi bò thịt nhân rộng là những năm trước, mô hình giúp nhiều gia đình thoát nghèo bền vững, phù hợp với thực tế chăn nuôi của hộ dân xã nhà”, ông Lâm Chí Cường, công chức văn hóa - xã hội xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết. Gia đình không đất sản xuất, hàng ngày, vợ chồng chị Hồ Thị Thùy, ở ấp 4, phải làm thuê để lo cuộc sống gia đình nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Đầu năm 2018, thụ hưởng chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hộ chị được mượn, vay 40 triệu đồng để làm chuồng, mua cặp bò nuôi. Sau 1 năm, anh chị bán cặp bò lời trên 20 triệu đồng. Vợ chồng này còn tranh thủ lúc nhàn rỗi đi làm thuê, tằn tiện trong chi tiêu nên cuối năm được công nhận thoát nghèo. Nhân đôi hiệu quả, đầu năm 2019, hộ chị tiếp tục mượn, vay tiền theo chính sách để mua cặp bò, hy vọng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống hơn. “Nuôi bò không tốn nhiều công sức, nhất là thuận lợi với những gia đình ít đất sản xuất như chúng tôi nhưng thu nhập khá. Hy vọng, việc nuôi bò sẽ giúp vợ chồng tôi thoát nghèo bền vững”, chị Thùy cho biết. Theo UBND xã Vĩnh Thuận Tây, ấp 4 có trên 30 hộ nuôi bò với gần 70 con, trong đó, nhiều hộ nhờ chăn nuôi khoa học mà thoát nghèo bền vững. Thấy vậy, nhiều hộ nghèo ở ấp khác áp dụng theo. Mới mua 2 con bò về được vài ngày, trị giá gần 20 triệu đồng, ông Nguyễn Thành Phước, ở ấp 5, nói: “Anh em trong xã nuôi bò đem lại thu nhập khá nên vợ chồng tôi quyết định đầu tư. Mong là sẽ giúp cả nhà cải thiện cuộc sống, thoát nghèo bền vững”. Ngoài triển khai hiệu quả chính sách trên, xã Vĩnh Thuận Tây còn phối hợp với ngành chức năng của huyện mở lớp dạy nghề đan lục bình, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; chọn vài hộ làm điểm trong nuôi lươn, nếu đạt hiệu quả thì nhân rộng. Hàng năm, xã còn tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tham quan mô hình thoát nghèo bền vững của xã, thị trấn lân cận để học hỏi, áp dụng… UBND xã cũng chú trọng chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể kèm cặp, theo dõi việc triển khai, thực hiện mô hình làm kinh tế của hộ nghèo để có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ thêm. Kết quả là nghị quyết hàng năm về giảm nghèo của xã đề ra đều thực hiện đạt và vượt. Ông Bùi Thanh Lạc cho biết thêm: “Chúng tôi quan niệm không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà phải thoát nghèo bền vững. Do đó, các đề án, mô hình được triển khai thực hiện luôn chặt chẽ, sát với từng gia đình. Những năm tới, địa phương tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng cách làm, mô hình hay để đời sống người dân thêm chuyển biến tích cực”. Bài, ảnh: NHẬT TÂN |