当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kqbd everton】Nhà máy giấy ở Hậu Giang: Để không theo vết xe đổ… 正文

【kqbd everton】Nhà máy giấy ở Hậu Giang: Để không theo vết xe đổ…

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-25 23:56:19

Thời gian gần đây,ấyởHậuGiangĐểkhngtheovếtxeđổkqbd everton dư luận tỏ ra quan tâm, lo lắng cho dòng sông Hậu trước việc nhà máy giấy ở Hậu Giang (Nhà máy Giấy Lee&Man Hậu Giang) của Công ty Lee&Man (Hồng Kông - Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động. Dư luận quan tâm bởi lẽ, sản xuất giấy (và bột giấy) là ngành có nguy cơ ô nhiễm cao, mà nhà máy lại đặt bên sông Hậu, dòng sông huyết mạch của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Nguyễn Ngọc Trân (ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, từng là Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL”.

Thưa giáo sư, nhiều người lo lắng cho rằng không nên để nhà máy giấy lớn như vậy nằm bên dòng sông Hậu (vì sợ ô nhiễm nước dòng sông). Vậy thì nên đặt nhà máy ở đâu? Sông Tiền, sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Sài Gòn…? Nếu không nơi nào chấp nhận đặt nhà máy giấy lớn đó thì, nước ta phải sử dụng giấy như cách hiện nay: Một phần nhập khẩu, một phần sản xuất trong nước từ các nhà máy nhỏ, công nghệ cũ, ô nhiễm cao hơn? Chúng ta có nên chấp nhận ô nhiễm nhiều hơn, nhưng rải ra nhiều địa phương, nhiều con sông gánh chịu, hơn là chấp nhận ít ô nhiễm hơn, nhưng rủi ro chỉ dành cho sông Hậu? Hay chúng ta chấp nhận chủ yếu là nhập khẩu giấy để sử dụng ?

- Dư luận quan tâm là chính đáng sau những sự cố Nhà máy bột ngọt Vedan trước đây đã thải nước ra sông Thị Vải mà không xử lý như đã cam kết, hay vừa rồi Formosa Hà Tĩnh xâm hại nghiêm trọng đến môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung. Dư luận lo lắng còn có cơ sở bởi tầm quan trọng của sông Hậu đối với môi trường, sản xuất và đời sống ở ĐBSCL. Vấn đề không phải là chúng ta “chấp nhận ô nhiễm nhiều hơn, nhưng rải ra nhiều địa phương, nhiều con sông gánh chịu, hơn là chấp nhận ít ô nhiễm, nhưng rủi ro chỉ dành cho sông Hậu”. Vấn đề cũng không phải “nhà máy giấy đặt ở đâu, bên dòng sông nào”.

Thưa giáo sư, vậy vấn đề cốt lõi của câu chuyện “nhà máy giấy ở Hậu Giang” là gì ?

- Vấn đề là nhà đầu tư phải đảm bảo nhà máy giấy không gây ô nhiễm cho dòng sông. Với trình độ khoa học công nghệ hiện nay điều này là khả thi. Có sự cam kết của nhà đầu tư, nhưng còn có vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước, trong khâu xét duyệt dự án đầu tư, trong khâu giám sát thi công và giám sát khi nhà máy đi vào vận hành. Những trường hợp Vedan, Formosa… đã làm không đúng cam kết, đều có trách nhiệm không thể thoái thác của quản lý nhà nước các cấp. 

Theo giáo sư, khâu xử lý nước thải của Nhà máy giấy ở Hậu Giang có thỏa các tiêu chuẩn Việt Nam trong ngành giấy hay không ? 

- Sau khi Công ty Lee&Man xin vào đầu tư Nhà máy giấy tại Hậu Giang, cuối năm 2006 đã có một đợt báo chí nêu vấn đề rất sôi nổi: nên hay không nên cho đầu tư, có ô nhiễm môi trường nước sông Hậu hay không,… Tôi có theo dõi vì lúc bấy giờ tôi ở trong Tiểu ban kinh tế đối ngoại của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang lúc đó quyết định đi khảo sát các nhà máy giấy của Công ty Lee&Man đang hoạt động tại Trung Quốc, cụ thể là tại Giang Tây và Đông Quan, đặc biệt công đoạn xử lý nước thải và bảo đảm chất lượng nước thải sau khi xử lý, trước khi đổ ra sông, về DO, SS, BOD và COD, hệ thống ghi tự động kết quả phân tích, lưu giữ trong máy tính và gửi đi báo cáo đến các cấp có thẩm quyền.

Đoàn của tỉnh cũng đã lấy mẫu ngẫu nhiên nước thải tại các nhà máy, trước khi xử lý, sau công đoạn xử lý hóa lý (cấp 1), công đoạn xử lý vi sinh (cấp 2) và trước khi đổ ra sông. Các mẫu này đã được đưa về phân tích tại Việt Nam (Trung tâm 3 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Trường Đại học Cần Thơ) để đối chiếu với số liệu mà các nhà máy đã phân tích. Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, các kết quả phân tích các chỉ tiêu đều thỏa quy chuẩn Việt Nam về nước thải ngành giấy.

Sau chuyến đi, bên cạnh cam kết của công ty sẽ xây dựng nhà máy ở Hậu Giang với công nghệ mới nhất trong các nhà máy của Lee&Man hiện đang hoạt động, UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu công ty xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), mặc dù vào thời điểm đó trong ngành giấy, nhà đầu tư chỉ cần làm bản cam kết bảo vệ môi trường và địa phương là cấp phê duyệt. Công ty đã làm báo cáo ĐTM và UBND tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Báo cáo ĐTM đã được Bộ thẩm định và trên cơ sở đó tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt.

Với trình độ công nghệ hiện nay, có thể trang bị phương tiện giám sát để đảm bảo nhà máy giấy không thể gây ô nhiễm, hoặc nếu vừa gây ô nhiễm mức độ nhẹ là phát hiện để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra câu chuyện đáng tiếc như Vedan, Formosa Hà Tĩnh… hay không, thưa giáo sư ?

- Theo tôi được biết, Nhà máy Giấy Lee&Man Hậu Giang sẽ xử lý thêm nước thải ở cấp 3 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng xử lý. Tất cả hệ thống nước vào và thải ra của nhà máy giấy được xây dựng trên mặt đất. Ở đoạn cuối trước khi chảy ra sông, một phần nước sẽ chảy vào một hồ nuôi cá, một dạng chứng thực trực quan, phổ biến cho môi trường nước sau xử lý. Ngoài ra một hệ thống quan trắc sẽ được thiết lập, kết nối nhà máy xử lý nước thải đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang để báo cáo 24/24 giờ. Mọi hoạt động của nhà máy sẽ tự động ngưng hoạt động trong trường hợp có sự cố.

Dĩ nhiên, để tránh vết xe đổ, cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, đặc biệt tỉnh Hậu Giang phải giám sát chặt chẽ vận hành của nhà máy, đặc biệt khâu xử lý nước thải khi nhà máy đi vào sản xuất thử và khi nhà máy đi vào hoạt động. 

Xin cảm ơn giáo sư đã trả lời phỏng vấn !

SÔNG HẬUthực hiện

标签:

责任编辑:Cúp C2