【thứ hạng của hạng nhất síp】Bộ Công Thương nói gì về xuất khẩu bền vững?
Không ngại khi nhập siêu trở lại | |
Nhập khẩu tăng mạnh,ộCôngThươngnóigìvềxuấtkhẩubềnvữthứ hạng của hạng nhất síp nhập siêu trở lại |
Toàn cảnh buổi họp báo chiều ngày 17/6/2021 |
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 17/6/2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hoạt động xuất khẩu 5 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như: Điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, nông sản…
Về con số nhập siêu 2 tỷ USD trong tháng 5/2021 và 369 triệu USD tính chung 5 tháng đầu năm nay, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng không đáng lo lắng, quan ngại. Lý do là bởi, nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ nhờ sản xuất phục hồi, nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Về vấn đề làm thế nào để Việt Nam ngày càng xuất khẩu bền vững hơn, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, bền vững là khái niệm có nhiều nội hàm nhưng được thể hiện qua các yếu tố như: Quy mô xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tính ổn định trong tăng trưởng xuất khẩu…
Điều quan trọng nhất là xuất khẩu nhưng không đánh đổi những vấn đề quan trọng như lao động, môi trường. Xuất khẩu phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định cán cân thương mại.
Xuất khẩu liên quan đến vấn đề tiêu thụ hàng hóa.
Do đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành để quy hoạch sản xuất, xuất khẩu theo hướng giảm bớt các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và tập trung các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Vấn đề tiếp theo là rà soát các văn bản pháp lý, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại.
Ví dụ như với những ngành hàng như dệt may, hiện nay có tâm lý của các địa phương không tiếp nhận đầu tư cho các dự án dệt nhuộm, coi đó là ngành nghề tác động đến môi trường. Đây là yếu tố cần làm rõ vì hiện nay công nghệ dệt nhuộm đã có nhiều cải thiện.
Ở góc độ tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực trong lĩnh vực xuất khẩu, thích nghi và vượt qua rào cản thương mại.
Cùng với việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều hàng rào thương mại phi thuế và việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các hàng rào này cũng là việc quan trọng.
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu còn đề cập tới góc độ đổi mới công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh những rủi ro, bất lợi từ việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nào đó.
Đối với hoạt động thương mại biên giới, các địa phương biên giới cần đẩy mạnh các giải pháp xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...
Bên cạnh đó, các giải pháp về thuế, lao động, tín dụng, cải cách thủ tục hành chính… cũng phải được thúc đẩy.
Song hành với phát triển xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cũng phải làm tốt việc điều hành nhập khẩu thông qua các vấn đề như quy tắc xuất xứ, chống các biện pháp lẩn tránh, phát triển công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng nhập khẩu…
“Tựu chung lại, trên các nền tảng định hướng như vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới. Các quan điểm, định hướng về xuất khẩu bền vững sẽ được thể hiện rõ nét trong văn bản này”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 131,13 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 0,9%); kim ngạch nhập khẩu ước đạt 131,6 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 5%). |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/909d791209.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。