Mới đây,ườiphụnữnhồimáucơtimđượcsốcđiệnlầnmớithoátcửatửchelsea tối nay bà N.T.S (59 tuổi, TP.HCM) lên cơn đau ngực khoảng 1-2 ngày nhưng chủ quan không vào viện. Đến khi cơn đau dữ dội lên đỉnh điểm, bà được đưa đến một bệnh viện gần nhà, nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp. Sau đó, bệnh nhên được chuyển sang Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục điều trị. Tại khu cấp cứu, các bác sĩ đo điện tim ghi nhận bà S. bị nhồi máu cơ tim, huyết áp có xu hướng tụt, mạch chậm dần. Vì vậy, tiến hành hội chẩn khẩn cùng ê kíp can thiệp mạch vành. Trên đường chuyển từ khoa cấp cứu lên phòng can thiệp, bệnh nhân bị rung thất (tình trạng rối loạn nhịp tim, khiến huyết áp giảm đột ngột, khó bơm máu đến các cơ quan, nhanh chóng ngưng thở). Các bác sĩ phải sốc điện, hồi sinh tim phổi nhiều lần, dùng thuốc nhưng tình trạng rung thất vẫn lặp đi lặp lại. Ê-kip bắt buộc phải vừa sốc điện vừa xen kẽ can thiệp cho bệnh nhân. Theo Phó giáo sư Nguyễn Văn Tân, Trưởng Khoa Tim mạch Cấp cứu Can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất, trong 5-10 phút, ê-kip đã thực hiện khoảng 30 lầ sốc điện và xen kẽ can thiệp mạch vành liên tục. Kết quả, bác sĩ xác định thủ phạm gây nhồi máu cơ tim cấp là huyết khối gây tắc hoàn toàn đoạn gần động mạch vành. Bệnh nhân được đặt stent để tái thông dòng chảy. Tuy nhiên, ngay sau đó, tình trạng nhanh thất, rung thất vẫn tiếp tục, bác sĩ lại sốc điện thêm vài lần, kèm điều trị xử trí thuốc khống chế nhịp truyền. Khoảng 30 phút trôi qua tại phòng thông tim, bệnh nhân mới dần ổn định. Vậy nhưng khi chuyển lên khoa, thêm 1 lần xảy ra nhịp nhanh thất, rung thất, được bác sĩ phát hiện và cứu chữa kịp thời. Theo các bác sĩ, người bệnh có nhiều bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng rất cao. Đường huyết tăng có thể là yếu tố thúc đẩy, làm loạn nhịp sau nhồi máu cơ tim. Bác sĩ cho hay, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng “cơn bão điện học”, ít xảy ra, chiếm khoảng 5-10% trong nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân có thể tử vong ngay nếu không chẩn đoán và xử trí kịp. Cơn bão điện học xuất hiện có thể do thiếu máu cục bộ vùng cơ tim gây nhồi máu dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, còn do yếu tố rối loạn điện giải, tăng đường huyết nặng, nhiễm trùng nặng, sử dụng một số loại thuốc... Sau 24h, bệnh nhân hiện ổn định, không còn loạn nhịp, hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống được. Bác sĩ Cần Thơ cứu bệnh nhân nước ngoài bị nhồi máu cơ tim, rất nguy kịchNgười đàn ông quốc tịch Mỹ về đến Việt Nam được 7 ngày bỗng đột ngột đau ngực trái dữ dội, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, rất nguy kịch. |