【kèo nhà cái tỷ lệ bóng đá hôm nay】Áp lực giảm phát đang gia tăng trên toàn châu Á

时间:2025-01-25 18:53:12 来源:88Point

Áp lực giảm phát đang gia tăng trên toàn châu Á

Biểu đồ các quốc gia đang trong vong xoáy giảm phát tại Châu Á. Ảnh: Reuters.

Kinh tế trưởng của Ngân hàng Morgan Stanley tại châu Á Chetan Ahya cho biết,ÁplựcgiảmphátđanggiatăngtrêntoànchâuÁkèo nhà cái tỷ lệ bóng đá hôm nay xu hướng giảm phát cố hữu trong giá sản xuất đang là vấn đề vĩ mô được quan tâm nhất của chúng tôi tại châu Á hiện nay.

Ahya cho rằng, sự suy yếu trong tổng cầu đang tạo ra cái vòng tuần hoàn khiến áp lực giảm phát tăng lên, bằng chứng là giá cả sản xuất đang chìm sâu hơn vào giảm phát.

Trung Quốc đang là nước ở vòng xoáy trung tâm của thách thức giảm phát. Giá sản xuất, hay còn gọi là giá bán buôn ở nước này đã giảm trong 41 tháng liên tiếp. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 7 tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm 5,4% so với năm ngoái, mức tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2009 khi nước này phải chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong 9 tháng qua, áp lực giảm phát của chỉ số PPI đã xuất hiện tại 9 trong số 10 nước trong khu vực. Indonesia là nước duy nhất mà giá sản xuất đang tăng lên.

Theo các chuyên gia, vấn đề môi trường giá cả khá yếu cho các nhà sản xuất nên được xem xét một cách nghiêm túc hơn.

Việc các công ty không thể chuyển giá cho người tiêu dùng một cách tương xứng sẽ làm giảm lợi nhuận biên của các công ty đang dư thừa năng lực sản xuất. Nếu người dân giảm tiêu dùng, tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng.

“Xu hướng giảm phát đang đè nặng lên tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong khu vực,” Ahya cho biết.

Tăng trưởng lợi nhuận tại châu Á (không bao gồm Nhật Bản) đạt mức trung bình 3% từ quý I/2013 cho đến quý I/2015, thấp hơn đáng kể co so với mức trung bình hơn 17% giữa năm 2005 và 2007, trước cuộc khủng hoảng tài chính.

Lý do châu Á lâm vào giảm phát?

Giá các sản phẩm nông nghiệp và kim loại đang có xu hướng giảm trong nhiều năm, trong khi giá năng lượng cũng đang trên đà lao dốc trở lại sau một vài tháng ổn định.

"Nguồn cung tiếp tục gia tăng sau khi Iran có thể xuất khẩu dầu trở lại, trong khi nhu cầu tại Trung Quốc có vẻ "dậm chân tại chỗ", Taimur Baig, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Bank tại châu Á cho biết.

Giá hàng hóa và giá cả sản xuất giảm không phải là nỗi lo duy nhất. Nhu cầu thấp trong khi sản xuất dư thừa cũng là vấn đề lớn.

“Trong vòng 3 năm đầu sau cuộc khủng hoảng tín dụng, chính sách thúc đẩy tín dụng (chi phí vốn tăng) đã thực sự thúc đẩy tăng trưởng GDP trong khu vực. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu chưa hồi phục trở lại mức trước khủng hoảng. Kể từ năm 2012, khu vực này đang mắc phải vấn đề dư thừa năng lực sản xuất”, Ahya bình luận.

Giải pháp

Để giúp các nền kinh tế châu Á thoát khỏi chu kỳ giảm phát, các chuyên gia ngân hàng kiến nghị, các nhà hoạch động chính sách cần cắt giảm lãi suất hơn nữa để khuyến khích khu vực tư nhân vay vốn đầu tư vào sản xuất.

"Hiện đang có những bước tiến trong việc nới lỏng tiền tệ trong những tháng gần đây,” Ahya cho biết khi đề cập đến việc Trung Quốc bất ngờ giảm giá đồng nhân dân tệ tuần trước.

Động thái của Ngân hàng trung ương Trung Quốc được xem là một phần trong nỗ lực để tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại của nước này. Hành động này đã gây ra hiệu ứng trên toàn thị trường mới nổi.

Thứ 4 tuần này (19/8), Việt Nam phá giá đồng tiền lần thứ 3 trong năm do quan ngại đồng nhân dân tệ giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước này trên thị trường quốc tế.

Sau Việt Nam, Kazakhstan hôm thứ 5 cho biết, nước này sẽ cho phép thả nổi đồng tiền trong nước, khiến tiền đồng nội tệ nước này giảm giá 23%.

Các dữ liệu lạm phát trong khu vực cho thấy thách thức giảm phát vẫn còn, do đó lãi suất thực trong khu vực vẫn ở mức cao. Trong khi đó, tái cơ cấu ngành công nghiệp có năng lực sản xuất dư thừa sẽ là một quá trình dài hơi hơn./.

Mai Hương (theo CNBC)

推荐内容