【kết quả trận đấu juventus】Cẳng thẳng thương mại quốc tế: Gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ
Cơ quan Hải quan đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa. Trong ảnh: Công chức Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra thực tế các lô hàng NK. Ảnh: H.Nụ. |
Đấu tranh chống chuyển tải bất hợp pháp
TheẳngthẳngthươngmạiquốctếGiatăngnguycơgianlậnxuấtxứkết quả trận đấu juventuso Tổng cục Hải quan, hiện tượng gian lận thương mại thông qua xuất xứ hàng hóa có xu hướng gia tăng. Có thể “nhận diện” các hành vi như: Gian lận xuất xứ để chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, đặc biệt là các mặt hàng bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhằm lẩn tránh bị áp dụng các loại thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ…; hàng hóa không thuộc các nước thành viên trong FTA nhưng chuyển tải qua nước thành viên để giả mạo xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan; các DN (đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài) chỉ thực hiện sản xuất, gia công công đoạn đơn giản chưa đáp ứng tiêu chí xuất xứ nhưng vẫn khai xuất xứ Việt Nam (ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa hoặc hợp lý hóa bộ hồ sơ để xin cấp C/O hoặc làm giả C/O) để xuất khẩu sang nước thứ 3.
Đáng chú ý, về các hành vi gian lận xuất xứ có thể diễn ra, trong một báo cáo mới đây gửi tới Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan nhận định, thủ đoạn của các đối tượng có thể là lợi dụng xuất xứ Việt Nam để chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa nhằm lẩn tránh các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… như NK hàng hóa qua các cửa khẩu Việt Nam sau đó thay đổi nhãn mác, xuất xứ thành “Made in Việt Nam” ngay tại khu vực cửa khẩu nhập và xin cấp chứng nhận xuất xứ để xuất đi các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…
Hay có tình trạng làm giả C/O để lẩn tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ, EU, Nhật Bản… như có thể làm giả C/O Việt Nam nhưng thực tế hàng hóa không được NK vào Việt Nam hoặc khi hàng hóa NK ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì làm giả C/O có xuất xứ Việt Nam để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc lẩn tránh các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Lợi dụng khai sai tiêu chí xuất xứ để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi NK hàng hóa vào Việt Nam.
Cần sự chung tay của nhiều bộ, ngành
Đề cập đến các giải pháp kiểm soát C/O, Tổng cục Hải quan cho rằng, giải pháp căn bản hiện nay là phải tăng cường áp dụng C/O điện tử và chia sẻ thông tin giữa các nước là thành viên trong các FTA.
Đối với kiểm soát xuất xứ hàng XK từ Việt Nam, các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trong quá trình cấp để không xảy ra tình trạng DN lợi dụng xuất xứ Việt Nam để XK sang các thị trường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này áp dụng, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam khi XK hàng hóa sẽ bị áp dụng thuế chống bán pháp giá, thuế trợ cấp, thuế tự vệ ở mức rất cao, dễ dẫn đến nguy cơ không thể XK hàng hóa vào các thị trường này. Đặc biệt, không thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho các DN có nghi vấn gian lận xuất xứ.
Cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc chống gian lận xuất xứ. Do đó, các cơ quan như Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… cần tăng cường phối hợp để trao đổi thông tin, kiến nghị các giải pháp chống gian lận xuất xứ.
Đi sâu vào các giải pháp cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết, để phòng ngừa các hành vi gian lận, cần sự chung tay của các bộ, ngành chức năng, trong đó vai trò của cơ quan cấp chứng nhận C/O rất quan trọng. Đối với các mặt hàng thuộc danh mục bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cần thành lập Tổ chuyên trách thường xuyên, chủ động tra cứu các mặt hàng mà Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản… áp thuế chống bán phá giá và áp dụng cụ thể đối với các nước nào. Thực hiện phân tích, đánh giá số liệu kịp thời phát hiện DN thực hiện NK, XK tăng đột biến các mặt hàng trong danh sách mặt hàng bị áp chống bán phá giá hoặc đang điều tra để thực hiện kiểm tra, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp.
Song song đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện sớm các trường hợp gian lận xuất xứ như VCCI, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục XNK (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Bộ Công an… nhằm xác định các mặt hàng NK, XK trọng tâm, trọng điểm, có kim ngạch lớn bất thường ở từng thời điểm để tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận chuyển tải bất hợp pháp.
Để quản lý xuất xứ hàng hóa XNK, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã đưa ra nhiều biện pháp tăng cường quản lý. Trong năm 2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng quy định cụ thể, thống nhất, minh bạch thủ tục xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho cơ quan Hải quan và DN trong việc thực hiện và tra cứu; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, đơn vị cũng đã triển khai nhiều văn bản hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện tra cứu mẫu dấu, chữ ký trên hệ thống; xây dựng quy trình chống gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp… Việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về xuất xứ hàng hóa đã được triển khai thực hiện ở một số cục hải quan tỉnh, thành phố, qua đó đã phát hiện được các sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, chấn chỉnh kịp thời hải quan địa phương khắc phục các sơ hở khi thực hiện công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa.
Góp ý vào Đề án Chống an lận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay việc quản lý xuất xứ hàng hóa có những khó khăn, bất cập. Chẳng hạn, Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp nhãn gốc hàng hóa không đủ thông tin theo quy định thì bổ sung nhãn phụ trước khi lưu thông ra thị trường. Do vậy, hàng hóa NK trên nhãn mác không thể hiện xuất xứ, cơ quan Hải quan khó xác định được xuất xứ hàng hóa (đặc biệt là hàng rời, hàng xá, hàng giá trị thấp, hàng hóa phục vụ tiêu dùng hàng ngày). Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi xuất xứ hàng hóa, theo đó xuất xứ hàng hóa thể hiện là Made in…, Produced in/by…, Products of… tuy nhiên cách ghi này chưa phải là cơ sở để đánh giá gian lận xuất xứ do luật pháp của từng quốc gia có quy định về việc ghi nhãn mác hàng hóa khi các quốc gia khác đặt gia công hàng hóa tại nước họ và thực tế quy định về xuất xứ hàng hóa đối với từng quốc gia có thể khác Việt Nam nên cơ quan Hải quan không có cơ sở để nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa trong trường hợp này nếu không có chứng từ rõ ràng. Khó phát hiện được gian lận xuất xứ thể hiện qua tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa NK được áp dụng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do vì các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan không đủ để tính toán tiêu chí xuất xứ có đáp ứng hay không; mặt khác việc xác định xuất xứ đòi hỏi nhiều kiến thức về ngành hàng, thị trường, quy trình công nghệ, đặc điểm mặt hàng, đặc điểm địa lý, phải có kiến thức, năng lực để điều tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất và tại nước XK. Theo Tổng cục Hải quan, việc xác định mặt hàng, DN có gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan có liên quan. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Sắp xử phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của cựu Cục phó Trần Hùng
- ·Đề nghị truy tố 2 Phó Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam
- ·Đề nghị án chung thân với tài xế taxi đâm bảo vệ khu đô thị tử vong
- ·5 phút sáng nay 4
- ·SWPOC và doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác phát triển dự án tại Cần Thơ
- ·Nam thanh niên đạp ngã tài xế chở hàng ở TPHCM bị phạt 6,5 triệu đồng
- ·Hai cựu lãnh đạo ở Bộ Công Thương chia nhau 250.000 USD
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Vai trò của 5 cựu lãnh đạo SCB đang bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Bắt khẩn cấp mẹ nuôi tạt nước sôi vào con gái 12 tuổi vì làm mất vé số
- ·Cô gái mất mạng vì hợp đồng bảo hiểm, 11 năm sau hung thủ mới lộ diện
- ·Bắt nghi phạm giết người sau 17 năm lẩn trốn
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Không truy tố việc nhận hơn 4 tỷ đồng "tiền cảm ơn" ở CDC Khánh Hòa
- ·Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp bị bắt
- ·Mở lại phiên xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Lời khai nghi phạm hiếp dâm, cướp vé số của thiếu nữ ở TPHCM