Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Chuẩn bị đầu tư Dự ánđường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng
Ngày 12/8,ẩnbịđầutưcaotốcgầntỷđồngThêmkhutáiđịnhcưtỷđồngtạiHậbóng đá tây ban Ban Quản lý Dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để chuẩn bị đầu tư Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1.
Hướng tuyến dự kiến của cao tốc Dầu Giây - Tân Phú |
Thông tin đến UBND tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, vào ngày 30/2024, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đầu tư Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công- tư (PPP).
Sau khi Dự án được phê duyệt, từ tháng 9/2024, Ban Quản lý dự án Thăng Long sẽ khảo sát, lập hồ sơ, cắm cọc giải phóng mặt bằng, cuối năm 2024 sẽ bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương có dự án đi qua.
Tại Dự án này, việc giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện một lần theo quy mô hoàn chỉnh với tổng diện tích đất phải thu hồi để thi công dự án là 378 ha. Chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1.450 tỷ đồng.
Cùng với việc cắm mốc giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý chuẩn bị công tác đấu thầu chọn nhà đầu tư. Dự kiến, trong tháng 12/2024, sẽ hoàn thành đấu thầulựa chọn nhà đầu tư dự án.
Do vấn đề giải phóng mặt bằng luôn chiếm nhiều thời gian thực hiện nên Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để Ban Quản lý liên hệ, phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.
Về phía UBND tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu 4 huyện có dự án đi qua gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú phải hoàn thành tổng hợp số liệu về giải phóng mặt bằng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 12/9.
Dựa trên số liệu báo cáo của các địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, phân chia nhiệm vụ để các địa phương triển khai thực hiện trước ngày 12/10/2024.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long sớm bàn giao bản đồ mốc giới giải phóng mặt bằng của Dự án cho các địa phương triển khai các công việc tiếp theo.
Theo quyết định phê duyệt của Bộ Giao thông Vận tải, đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài hơn 60 km.
Điểm đầu của tuyến đường nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tại thị trấn Dầu Giây; điểm cuối giao với Quốc lộ 20, kết nối với đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, trong đó vốn do nhà đầu tư huy động gần 7.700 tỷ đồng và vốn tham gia của Nhà nước là 1.300 tỷ đồng.
Quảng Ngãi: Hai dự án kè vốn đầu tư 410 tỷ đồng gặp khó vì mặt bằng, xác định giá đất
Dự án Đầu tư xây dựng kè chống sạt lở kết hợp tạo quỹ đất bờ bắc sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh An - Tịnh Long (dự án kè Tịnh An - Tịnh Long); dự án Đầu tư xây dựng kè chống sạt lở kết hợp tạo quỹ đất bờ bắc sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh Long - Tịnh Khê (dự án kè Tịnh Long - Tịnh Khê). Hai dự án này có thời gian thực hiện năm 2023-2024 với tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng.
Hai dự án kè dọc sông Trà Khúc bị vướng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ thi công. |
Mục tiêu đầu tư của hai dự án kè Tịnh An - Tịnh Long và kè Tịnh Long - Tịnh Khê là chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư và các công trình hạ tầng trong khu vực. Đồng thời, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch, đưa vào đấu giá, tăng thu ngân sách cho địa phương. Tổng diện tích đất sẽ giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch đưa vào đấu giácủa cả hai dự án là hơn 58 ha. Trong đó, dự án kè Tịnh An - Tịnh Long gần 46 ha; kè Tịnh Long - Tịnh Khê hơn 12 ha.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (xã Tịnh Long) chia sẻ, hàng năm vào mùa mưa bão bờ sông Trà Khúc bị sạt lở rất nghiêm trọng, nên khi thấy Nhà nước đầu tư xây dựng kè để bảo vệ đất đai, nhà cửa, đường giao thông, tạo diện mạo sạch đẹp cho TP. Quảng Ngãi, người dân rất vui mừng.
Hiện mặt bằng thực địa phần kè cho nhà thầu thi công đạt hơn 93% (4,81/5,16ha) và chủ đầu tư đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan giải quyết vướng mắc về mặt bằng.
Về phần diện tích thi công phần kè, còn 12 thửa đất của 9 hộ dân chưa thống nhất bàn giao mặt bằng, các hộ dân yêu cầu nhận tiền bồi thường mới bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có giá đất cụ thể nên không thể lập, trình thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường để chi trả tiền cho các hộ dân.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, để đảm bảo hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thành công trình, chủ đầu tư đề nghị UBND TP. Quảng Ngãi xem xét, thống nhất lập thủ tục để xác lập hồ sơ thừa kế, cử người đại diện kê khai và nhận tiền bồi thường đối với các thửa đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ sử dụng nay đã chết, để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất tương tự như dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Đối với TP. Quảng Ngãi cần chỉ đạo UBND xã Tịnh An tổ chức vận động, đối thoại với các hộ dân thống nhất bàn giao mặt bằng để đảm bảo tiến độ thi công phần kè trong năm 2024, trong thời gian chờ hoàn thiện các thủ tục xác định giá đất cụ thể, làm cơ sở lập phương án bồi thường và chi trả cho các hộ dân.
Đề xuất đầu tư 3.600 tỷ đồng xây 10,3 km cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi Bộ GTVT liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ đường vành đai 4 đến Quốc lộ 18.
Đây là Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quốc lộ 18, đoạn từ nút giao Yên Giả (đường vành đai 4) đến Quốc lộ 18 cũ, tỉnh Bắc Ninh dài 10,3 km với điểm đầu - Km0+00 (giao với đường vành đai 4); điểm cuối - Km10+300 (giao với Quốc lộ 18).
Hướng tuyến của Dự án triển khai theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án có quy mô mặt cắt ngang rộng 100m nhưng trong giai đoạn này, UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất thực hiện giải phóng mặt bằng theo mặt cắt quy hoạch (100m), đầu tư đường song hành hai bên với mặt cắt ngang mỗi bên nền đường rộng 12 m, mặt đường rồng 11m.
Kinh phí thực hiện Dự án vào khoảng 3.600 tỷ đồng từ Ngân sách tỉnh Bắc Ninh và các nguồn hợp pháp khác.
Trước đó, vào cuối tháng 1/2020, Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Hải Dương, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh (tổng chiều dài 20 km) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BT đồng thời giao UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, ngày 18/6/2020, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác PPP. Theo đó, Dự án nằm trong diện bãi bỏ thực hiện theo hình thức BT.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, tuyến cao tốc Bắc Ninh - Hải Dương đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đoạn từ đường vành đai 4 đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang (khoảng 9,7 km), hiện đã được thực hiện trong Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đang triển khai thi công xây dựng, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
“Vì vậy, việc xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ đường vành đai 4 đến Quốc lộ 18 sẽ góp phần hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Ninh - Hải Dương đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô với các khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh phía Bắc Thủ đô Hà Nội, đồng thời tạo không gian phát triển đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông của địa phương”, ông Ngô Tân Phượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết.
HHV trúng thầu quản lý vận hành 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1
Khu Quản lý đường bộ II - Cục Đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt kết quả đấu thầu Gói thầu số 01: Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc đoạn từ Bắc hầm Tam Điệp đến Diễn Châu (Km288+00 - Km420+00) và đoạn Cam Lộ - La Sơn, thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/3/2027.
Hầm đường bộ Trường Vinh trên cao tốc Bắc - Nam. |
Theo đó, liên danh nhà thầu do Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - HHV đứng đầu đã trúng thầu Gói thầu số 01 với tỷ lệ đảm nhận là 47,7% tổng giá gói thầu.
Tuyến cao tốc ở khu vực Bắc Trung Bộ nối từ Nghệ An đến Ninh Bình có 3 hầm xuyên núi gồm hầm Tam Điệp và Thung Thi thuộc cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, có chiều dài lần lượt là 245m và 680m. Hầm Trường Vinh thuộc cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt có chiều dài 450m.
Đầu tháng 8/2024, liên danh do HHV đứng đầu cũng vừa trúng thầu Gói thầu 02: Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Thời gian thực hiện gói thầu là 33 tháng.
Được biết, trước khi trúng thầu 2 gói thầu nói trên, HHV là đơn vị quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt cho hơn 410 km đường cao tốc và quốc lộ, hơn 30 km hầm đường bộ và quản lý 18 trạm thu phí BOT trên cả nước.
Như vậy, tính đến thời điểm này, HHV đang quản lý vận hành tổng cộng 6 tuyến cao tốc và Quốc lộ 1 đoạn qua tình Khánh Hoà, Cầu Mỹ Thuận 2 cùng 11 hầm xuyên núi. Trong đó có 4 hầm xuyên núi lớn nhất Việt Nam là hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả, hầm Núi Vung và hầm Cù Mông.
Đây là các hầm có hệ thống thiết bị giao thông thông minh ITS và ETC hiện đại nhất cả nước. HHV cũng là đơn vị đang lưu trữ, quản lý đồng bộ một hệ thống dữ liệu các hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân thông qua thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu giao thông tại các trung tâm dữ liệu ITS-ME.
Đại diện Đèo Cả cho biết, để cụ thể hóa chiến lược kinh doanh liên quan đến công tác quản lý vận hành, ngoài đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, tay nghề cao đã được đào tạo bài bản, HHV đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao thông qua việc kết nối với các trường đại học, cao đẳng.
Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tổ chức các hội thi tay nghề cao, thực hiện công tác đào tạo nội bộ bằng việc sử dụng kỹ sư giỏi để đào tạo nhân sự tại chỗ và hướng tới đưa Trung tâm Huấn luyện Thực hành Đèo Cả trở thành nơi đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực quản lý vận hành trong tương lai.
Trong bối cảnh hạ tầng giao thông được Quốc hội, Chính phủ ưu tiên nguồn lực đầu tư lớn trong giai đoạn 2021 - 2025 để cụ thể hóa mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc vào năm 2025, nhiều địa phương có cơ chế thúc đẩy đầu tư PPP, nguồn việc thi công xây lắp, quản lý vận hành được xác định tương đối dồi dào.
HHV đặt mục tiêu tham gia đấu thầu quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên các Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sau khi hoàn thành, tập trung vào các đoạn tuyến có hầm đường bộ, cầu lớn.
Việc trúng thầu quản lý hành các tuyến cao tốc ở khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy những bước đi vững chắc của của HHV trong chiến lược tham gia đấu thầu quản lý, vận hành các tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Thúc đẩy đầu tư PPP: Bài học kinh nghiệm từ các dự án trên thế giới
Với mục tiêu phát huy thế mạnh của cả khu vực công và khu vực tư cho phát triển, mô hình đối tác công - tư (Public-Private Partner - PPP) đã được các nước trên thế giới áp dụng, triển khai và ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều thập niên gần đây.
Sân bay quốc tế Queen Alia là một trong các dự án nổi bật được đầu tư theo mô hình PPP. (Ảnh: aig.aero) |
Mô hình đối tác công - tư là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, do đó mô hình hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
Theo thống kê, đã có nhiều công trình nổi tiếng đã áp dụng mô hình PPP, có thể kể đến như: Xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ XVIII, các cây cầu ở London hoặc cây cầu Brooklyn ở New York vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980.
Mặc dù, không phải quốc gia nào cũng thành công, song với hơn 100 quốc gia đang áp dụng khá hiệu quả, cho thấy mô hình này là một giải pháp tích cực ở nhiều quốc gia, thu hút khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính phủ.
Dẫn chứng về những dự án PPP hiệu quả, tại một hội thảo năm 2023, GS. Akash Deep, Đại học Harvard Kenedy School cho biết, để nâng công suất Sân bay quốc tế Queen Alia (Thủ đô Amman, Vương quốc Jordan) lên 9 triệu hành khách, Jordan đã thực hiện dự án cải tạo nhà ga hiện tại, thiết kế, thi công và cung cấp tài chính cho một nhà ga mới, vận hành và bảo trì sân bay theo hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong 25 năm.
Với mức chào thầu 55% trên tổng mức đầu tư mời thầu, liên danh trúng thầu APD, bao gồm các doanh nghiệp của Pháp, UAE, Kuwait, Jordan, Hy Lạp, Anh… đã đánh bại bốn tập đoàn quốc tế khác.
Ngoài tiêu chí công suất 9 triệu hành khách, việc nâng cấp sân bay còn phải đáp ứng các thông số kỹ thuật về diện tích cho mỗi hành khách trong các khu vực, hay thời gian xếp hàng tối đa, thời gian giao hành lý tối đa…
Hay một dự án nổi bật khác là Bệnh viện Lesotho, với số lượt thăm khám ngoại trú mỗi năm là 310.000 lượt, số lượng nhập viện nội trú là 20.000 lượt mỗi năm, nhưng các chỉ số tuân thủ trong hoạt động luôn đạt ở mức 90% - 99%.
Từ bài học và kinh nghiệm của quốc tế, GS. Akash Deep cho rằng, Luật PPP năm 2020 của Việt Nam là một bước quan trọng trong việc đẩy nhanh và mở rộng chương trình PPP đầy tham vọng. Tuy nhiên, chương trình thiếu một khuôn khổ để đánh giá và quản lý các nghĩa vụ dự phòng phát sinh từ cơ chế bảo đảm, bảo lãnh của nhà nước.
Theo chuyên gia của Đại học Havard Kennedy School, đặc điểm mạnh nhất của PPP là cho phép chính phủ chuyển giao một số rủi ro nhất định và các nghĩa vụ liên quan - cả trực tiếp và dự phòng - cho đối tác tư nhân. Điều này cho phép hiện thực hoá lợi ích cho cả vòng đời dự án, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, một số rủi ro nhất định và các nghĩa vụ tương ứng tốt nhất là do nhà nước gánh chịu.
Phạm vi bảo lãnh cho một dự án PPP cụ thể nên được mở rộng dựa trên đánh giá thị trường và Nhà nước nên nhìn nhận bảo lãnh là biện pháp thay thế cho đầu tư công.
Đồng thời, hợp đồng PPP cần cụ thể về việc cơ quan chính phủ sẽ thực hiện các cam kết công về mặt hành chính, nguồn lực công sẽ hỗ trợ về mặt tài chínhvà các cơ chế sẽ thực hiện hợp đồng theo quy trình. Bên mời thầu phải có đủ năng lực và thẩm quyền thương lượng về phạm vi và các điều khoản bảo lãnh.
“Các khoản nợ dự phòng trong các dự án PPP khác nhau nên được tổng hợp lại thành một danh mục, được quản lý bởi một cơ quan trung ương được chỉ định, giúp cho các bảo lãnh của Nhà nước đáng tin cậy và dự án PPP có thể vay vốn được”, GS. Akash Deep khuyến nghị.
Cơ bản hoàn thành mở rộng đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong năm 2025
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức giao thông và nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Một đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn. |
Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành GTVT cho biết là đã nhận được Văn bản số 105/UBND-KT ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về phương án nâng cấp mở rộng và tổ chức giao thông phân luồng các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ GTVT, sau khi nhận được ý kiến của UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ GTVT đã giao Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát đánh giá phương án điều tiết phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, làm việc với hai địa phương Quảng Trị và Thừa Thiên Huế làm cơ sở báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở ý kiến của Cục Cảnh sát giao thông (C08) và các cơ quan, Cục ĐBVN sẽ lựa chọn Tư vấn thu thập, phân tích số liệu giao thông để ban hành Phương án tổ chức giao thông trên tuyến trong tháng 8/2024 nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần cải thiện an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Đối với việc đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường trong giai đoạn 2 lên quy mô 4 làn xe, Bộ GTVT thống nhất rất cao với đề xuất của UBND tỉnh Quảng Trị và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Hiện nay, Bộ GTVT đã trình Chính phủ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng và mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn bằng vốn đầu tư công (từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023).
Quốc hội đã thông qua phương án phân bổ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023 để điều tiết nguồn vốn đầu tư trong năm 2025. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang chủ trì thẩm định theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư công.
Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định, Dự án sẽ tổ chức thực hiện đầu tư và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
“Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương để tổ chức phương án phân luồng các phương tiện lưu thông trên tuyến cho phù hợp, an toàn”, ông Nguyễn Danh Huy cho biết.
Trước đó, vào đầu tháng 6/2024, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 6182/TTr-BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Đây là một trong tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Bộ GTVT đánh giá là có nhu cầu cấp bách cần được ưu tiên nâng cấp, mở rộng ngay trong nhiệm kỳ này, gồm: La Sơn - Hòa Liên, Cam Lộ - La Sơn, Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận.
Trong đó, đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là Cam Lộ - La Sơn có chiều dài lớn nhất với 98,35 km, trong đó, tuyến qua tỉnh Quảng Trị 36,3 km, Thừa Thiên Huế 62,05 km.
Hiện tuyến Cam Lộ - La Sơn đang khai thác với phần lớn đoạn tuyến có quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 12 m, bề rộng mặt đường 11 m; các đoạn nền đào sâu có quy mô 2 làn xe với bề rộng nền đường 23,25 m, bề rộng mặt đường 11 m; các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 23,25 m, bề rộng mặt đường 21,25 m. Trên phạm vi tuyến còn có 38 cầu, trong đó có 4 cầu đã hoàn thiện theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, 34 cầu quy mô phân kỳ 2 làn xe.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án sẽ mở rộng mặt cắt ngang tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn hiện hữu từ quy mô 2 làn xe lên quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường từ 12 m thành 22 m, bề rộng mặt đường từ 11 m thành 20,5 m.
Các đoạn đã được đầu tư nền đường 23,25 m sẽ cơ cấu mặt cắt ngang theo hướng mở rộng dải dừng xe khẩn cấp.
Dự án sẽ đầu tư hoàn chỉnh 2 nút giao với Tỉnh lộ 16 và Tỉnh lộ 12B theo hình thức khác mức liên thông, bảo đảm khai thác đồng bộ, an toàn; giữ nguyên các cầu đã được đầu tư với quy mô 4 làn; mở rộng các cầu còn lại để đảm bảo quy mô 4 làn xe, bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường.
Công trình trên tuyến sẽ được tận dụng, nối dài hoặc xây dựng mới phù hợp với bề rộng nền đường; xây dựng đường gom để bảo đảm kết nối khu vực và an sinh của người dân.
Ngoài việc nâng cấp, mở rộng chính tuyến cao tốc, Dự án còn đầu tư hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm cân kiểm tra tải trọng xe đoạn La Sơn - Túy Loan.
Với quy mô đầu tư như trên, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 7.000 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2023 đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình số 12/TTr-CP ngày 17/5/2024.
Ước tính, tổng diện tích đất chiếm dụng của Dự án không lớn, khoảng 29,05 ha (0,57 ha đất giao thông; 1,65 ha đất thổ cư và 26,83 ha đất các loại), với kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đã bao gồm dự phòng) khoảng 92 tỷ đồng.
Hậu Giang: Thêm khu tái định cư được xây dựng tại huyện Châu Thành, vốn 360 tỷ đồng
Ngày 14/8, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định phê duyệt dự án Khu tái định cư Đông Phú 2, do UBND huyện Châu Thành làm chủ đầu tư.
Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm bố trí nền tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Đông Phú 2; Khu công nghiệp Sông Hậu 2 và các dự án trên địa bàn huyện Châu Thành.
Địa điểm thực hiện dự án Khu tái định cư Đông Phú 2 tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang |
Khu tái định cư Đông Phú 2 được xây dựng tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có diện tích sử dụng đất khoảng 13,91 ha, dự kiến bố trí khoảng 588 nền tái định cư, bao gồm các hạng mục: san lấp mặt bằng; đường giao thông, vỉa hè, cây xanh; cấp, thoát nước; phòng cháy, chữa cháy; cấp điện; chiếu sáng công cộng...
Đặc biệt, trong khu tái định cư Đông Phú 2 sẽ xây dựng công viên có diện tích 4.473,55 m2, cùng với sân thể dục thể thao có diện tích 528 m2.
Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng 360 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 130 tỷ đồng, chi phí xây dựng gần 190 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng.
Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.
UBND tỉnh Hậu Giang giao UBND huyện Châu Thành chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Trước đó, vào ngày 1/8/2024, UBND tỉnh Hậu Giang đã có Quyết định phê duyệt dự án Khu tái định cư Đông Phú 3, tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, với diện tích sử dụng đất khoảng 16,5 ha, dự kiến bố trí khoảng 723 nền tái định cư. Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng 461 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách địa phương.
Khẩn trương hoàn thành cập nhật, bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII
Chiều 14/8, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương nghe báo cáo việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).
Các đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp. (Ảnh: VGP/Minh Khôi) |
Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến nay, toàn bộ Dự án nguồn điện do địa phương rà soát, đề xuất đã được thẩm tra đáp ứng tiêu chí đề ra và cập nhật vào dự thảo Quyết định phê duyệt cập nhật, bổ sung vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII.
Cụ thể là 110 dự án điện gió có tổng công suất 6.665,3 MW, 128 dự án thuỷ điện nhỏ/1.362,98 MW, 21 dự án điện sinh khối/414 MW, 34 dự án điện rác/621,1 MW.
Bộ Công thương đã làm việc với Thanh tra Chính phủ để rà soát các dự án nguồn điện chưa được đưa vào Kế hoạch do đang phải khắc phục các sai phạm liên quan đến đất đai, trình tự đầu tư, quy hoạch… theo kết luận thanh tra hoặc diện đang thanh tra, điều tra.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy lưu ý, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với bộ quản lý chuyên ngành để điều chỉnh, khắc phục xong những vấn đề được chỉ ra trong kết luận thanh tra.
Tại cuộc họp, lãnh đạo một số địa phương đã báo cáo về tình hình giải quyết, khắc phục các vấn đề tồn tại được nêu trong kết luận thanh tra, điều tra, nhằm hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, bảo đảm tiếp tục triển khai các dự án; kiến nghị bổ sung một số dự án điện mặt trời, thuỷ điện nhỏ, điện rác, điện sinh khối vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII...
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay nhiều dự án điện mặt trời do địa phương đề xuất, nhưng chưa được cập nhật vào Kế hoạch là do thuộc danh sách 154 dự án điện mặt trời được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và chuyển sang cơ quan điều tra về việc Bộ Công thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch. Vì vậy, việc cập nhật, bổ sung các dự án này sẽ được thực hiện sau khi có kết luận của cơ quan điều tra.
Đối với đề xuất nâng chỉ tiêu công suất điện rác được phân bổ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương phải căn cứ vào nguồn rác thải phát sinh thực tế trên địa bàn.
Việc phê duyệt cập nhật, bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII là tiền đề để các địa phương có có sở triển khai phát triển điện lực, nhằm kịp thời bổ sung nguồn điện có khả năng xây dựng nhanh, góp phần bảo đảm an ninh cung ứng điện.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII những dự án nguồn điện không sai phạm, hoặc đã hoàn thành việc khắc phục những vi phạm, sai phạm và đáp ứng được các tiêu chí về an toàn hệ thống, công nghệ truyền tải, hiệu quả kinh tế… để không lãng phí nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Các tỉnh có dự án nguồn điện đã thực hiện đầy đủ những nội dung trong theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành bản án (nếu có) thì sớm có văn bản báo cáo chính thức để tiếp tục cập nhật vào Kế hoạch.
Liên quan đến 154 dự án điện mặt trời do Bộ Công thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch, Phó thủ tướng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, cơ quan điều tra để rà soát, phân nhóm, giải trình, làm rõ và sớm tháo gỡ.
Về đề xuất các dự án thuỷ điện nhỏ, điện sinh khối, điện rác, Phó thủ tướng nêu rõ, đây là những nguồn điện nền, vì vậy, Bộ Công thương sẽ rà soát, sớm bổ sung vào Kế hoạch.
Phó thủ tướng cũng cho ý kiến về kiến nghị của một số địa phương về chuyển đổi một số dự án nhiệt điện than sang điện khí; di dời nhà máy điện than; tăng công suất cho một số nhà máy thuỷ điện; điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ công suất cho điện mặt trời mái nhà; xử lý các dự án điện gió chồng lấn với khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản…
Tuyến đường 730 tỷ đồng nối Bình Dương với TP.HCM khánh thành nhưng chưa thông
Ngày 14/8, tỉnh Bình Dương khánh thành Dự án đường trục chính Đông - Tây nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM.
Dự án có chiều dài 3 km, kết nối Thành phố Dĩ An, với TP.HCM để lưu thông ra bến xe miền Đông mới và các ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Đường trục chính Đông - Tây nối Bình Dương với TP.HCM |
Tuyến đường được mở rộng từ 12 m lên 32 m với 6 làn xe. Tổng mức đầu tư 730 tỷ đồng.
Dù tỉnh Bình Dương làm lễ khánh thành nhưng vẫn còn một đoạn dài 50 m kết nối với Xa lộ Hà Nội ở phía TP.HCM còn vướng giải phóng mặt bằng.
Đoạn 50 m này là phần đất thuộc dự án mở rộng Xa lộ Xa lộ Hà Nội do phía TP.HCM làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay phía TP.HCM vẫn chưa mở rộng đoạn này.
Để giải quyết điểm tắc nghẽn này 2 địa phương đã thống nhất để TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư luôn đoạn 50 m.
Dự kiến tháng 9/2024, TP. Dĩ An sẽ bồi thường giải phóng mặt bằng xong, trong tháng 10 và 11/2024 sẽ thi công để thông suốt tuyến đường trục chính Đông -Tây.
Trong tháng 9/2024, tỉnh Bình Dương dự kiến khởi công mở rộng đường 30 tháng 4, kết nối đường ĐT 743 A, với đường song hành Xa lộ Hà Nội phía TP.HCM. Dự án có tổng chiều dài gần 1,5 km, tổng mức đầu tư gần 538 tỷ đồng.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang phối hợp với TP.HCM để triển khai đầu tư các dự án kết nối giữa 2 địa phương như nút giao thông Sóng Thần; kết nối đường An Bình - Đào Trinh Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; mở rộng Quốc lộ 13.
Đối với đường sắt, tỉnh Bình Dương đang nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối từ ga Suối Tiên, TP.HCM đến ga trung tâm Thành phố mới Bình Dương.
Rà soát tiến độ thủ tục đầu tư dự án LNG Hải Lăng vốn 54.000 tỷ đồng
Ngày 15/8, Ban quản lý (BQL) Khu kinh tếtỉnh Quảng Trị cho biết vừa có báo cáo về tình hình thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1.
Khu vực thực hiện dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 |
Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 có tổng công suất 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng. Dự án được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 6/10/2021; Tổ hợp nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Tổng công ty Năng lượng Hanwha, Tổng công ty Khí Hàn Quốc - KOGAS, Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc - KOSPO thực hiện.
Dự án được xây dựng tại địa phận hai xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng), nằm trong khu phức hợp năng lượng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với quy mô diện tích đất sử dụng khoảng 148 ha.
Mặc dù theo kế hoạch dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2024, tuy nhiên trên thực tế đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai khi rất nhiều thủ tục liên quan chưa hoàn thiện. Trong đó, “nút thắt” lớn nhất chính là phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, giai đoạn 1 sau khi nhà đầu tư xin điều chỉnh phương án bố trí tổng mặt bằng dự án để phù hợp với quy mô công suất 1.500 MW đã phê duyệt tại Quy hoạch điện VIII.
Theo BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cho biết, về thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), hiện nay, Tổ hợp nhà đầu tư đang chỉ đạo đơn vị tư vấn (Viện Năng lượng) khẩn trương rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung ĐTM theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, nộp lại Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt.
Đối với thủ tục xin cấp phép khai thác và sử dụng nước biển cửa dự án, hiện Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 (đơn vị tư vấn) đã hoàn thiện báo cáo khai thác và sử dụng nước biển của dự án và Tổ hợp nhà đầu tư đang rà soát, xem xét báo cáo này trước khi trình cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép khai thác và sử dụng nước biển tại dự án.
Về thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải của dự án, ngày 16/7 vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sớm được phê duyệt trong thời gian tới.
Vì vậy, BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị trong ngày 18/7 đã có văn bản đề nghị Tổ hợp nhà đầu tư chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục liên quan để Sở GTVT khâu nối làm việc với Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam để được xem xét trước hồ sơ thỏa thuận các thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 làm cơ sở chỉnh sửa, hoàn thiện để được thỏa thuận ngay sau khi Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030 được phê duyệt.
Đối với thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, tại Văn bản số 3397/UBND-KT ngày 24/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện ở cả bên trong và bên ngoài phạm vi Khu kinh tế (trong đó có Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1). Ngày 2/8, BQL Khu kinh tế tỉnh đã có văn bản đề xuất các nhiệm vụ để BQL Khu kinh tế tiếp tục xử lý và nhiệm vụ bàn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý theo quy định. Hiện nay, BQL Khu kinh tế đang đợi văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để thực hiện bàn giao hồ sơ tài liệu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục xử lý và giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án của Tổ hợp nhà đầu tư theo quy định.
Về hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư, hiện nay Tổ hợp nhà đầu tư đã gửi một bộ hồ sơ để BQL Khu kinh tế rà soát, hỗ trợ hướng dẫn Tổ hợp nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, sau khi điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu được phê duyệt, Tổ hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư để tổ chức lấy ý kiến thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
Đối với việc lập văn phòng và bố trí nhân sự thực hiện dự án tại tỉnh Quảng Trị và thành lập tổ chức kinh tế, BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần có văn bản đốc thúc Tổ hợp nhà đầu tư khẩn trương lập văn phòng và bố trí nhân sự thực hiện dự án tại tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy, đến nay, Tổ hợp nhà đầu tư vân chưa thực hiện.
Vào ngày 25/7 vừa qua, Tổ hợp nhà đầu tư đã có báo cáo quy trình thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án (SPC). Theo nhà đầu tư, việc thành lập SPC chỉ có thể tiến hành kể từ khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt.
Tổ hợp nhà đầu tư cũng cho biết, việc thành lập SPC qua 3 bước (Bước 1: Viện nghiên cứu phát triển Hàn Quốc thẩm định tính khả thi của Dự án; Bước 2: Chấp thuận của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Bộ Kinh tế và tài chính Hàn Quốc; Bước 3: Phê duyệt nội bộ của Ban lãnh đạo các Nhà đầu tư T&T, Hanwha, Kogas, Kospo), thời gian thực hiện tối thiểu 12 tháng kể từ ngày FS được phê duyệt, thẩm duyệt qua các cấp có thẩm quyền tại Hàn Quốc mới đủ cơ sở pháp lý thành lập được SPC.
Ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay BQL Khu kinh tế tỉnh cũng đã có văn bản dự thảo quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện dự án và đang lấy ý kiến các sở ban ngành, địa phương liên quan.
"Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị, BQL Khu kinh tế tổng hợp và trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện, hoàn thành trong tháng 8/2024", ông Phạm Ngọc Minh thông tin.
Thừa Thiên Huế đầu tư Trung tâm giới thiệu sản phẩm xây dựng 131 tỷ đồng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trung tâm giới thiệu, trưng bày các sản phẩm xây dựng tại khu đất có ký hiệu DV23 thuộc Khu C - Đô thị mới An Vân Dương.
Theo đó, Dự án này có hình thức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng Nghị định số 23/2024/NĐ- CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Khu vực đô thị mới An Vân Dương, nơi tập trung nhiều dự án đầu tư mới của tỉnh Thừa Thiên Huế |
Dự án có mục tiêu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm về xây dựng và các dịch vụ thương mại khác nhằm cung cấp nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng. Cung cấp cho thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng, góp phần làm đẹp các công trình trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự kiến, diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 10.900 m2. Công suất thiết kế gồm 3 phân khu chức năng chính: Khu nhà kho khung thép là nơi tập kết, lưu giữ các sản phẩm phục vụ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; khu dịch vụ là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm xây dựng; hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, cây xanh, thảm cỏ.
Dự án có tổng vốn đầu tư 131,321 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 119,241 tỷ đồng; và sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 12,08 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất.
Địa điểm thực hiện dự án tại khu đất có ký hiệu DV23 thuộc Khu C- Đô thị mới An Vân Dương, thuộc địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, ngay sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, nhà đầu tư phải đảm bảo nguồn vốn để triển khai dự án (tiến độ thực tế sẽ do nhà đầu tư được lựa chọn đề xuất). Trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư tối thiểu 26,26 tỷ đồng (chiếm tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư). Vốn huy động hợp pháp khác tối đa 105,056 tỷ đồng (chiếm tối đa 80% tổng vốn đầu tư, góp vốn theo tiến độ thực hiện dự án). Đồng thời, tiến độ xây dựng hoàn thành đưa công trình vào hoạt động và khai thác vận hành không quá 36 tháng kể từ ngày được bàn giao đất trên thực địa.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương, hiện nay UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm bên mời nhà đầu tư có năng lực quan tâm thực hiện dự án này. Cũng như tổ chức lập, trình phê duyệt hồ sơ mời quan tâm; thông báo mời quan tâm theo quy định.
Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kết quả mời quan tâm và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
"Trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm thì dự án sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm hoặc có nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu của hồ sơ mời quan tâm thì chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư", ông Phương thông tin.
Đà Nẵng tiếp tục đầu tư Dự án Đường vành đai phía Tây 2 sau thời gian tạm dừng
Thành phố Đà Nẵng vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Lê Trung Chinh về phương án điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến Dự án Đường vành đai phía Tây 2 (đoạn từ KCN Hòa Khánh tới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa); giao các địa phương Liên Chiểu, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang phối hợp các đơn vị liên quan khái toán kinh phí giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng…
Dự án Đường vành đai phía Tây 2 trước đây đã được phê duyệt chủ trương đầu tư có chiều dài 14,3km, với tổng vốn đầu tư 1.427 tỷ đồng.
Thành phố tiếp tục đầu tư hoàn thiện Dự án Đường vành đai phía Tây 2. |
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, chi phí đền bù giải tỏa của dự án đội lên rất lớn, không thể tiếp tục thực hiện toàn tuyến.
Vì vậy, thành phố Đà Nẵng tập trung đầu tư hoàn thiện đoạn cuối tuyến dài 4,6 km (từ đường tránh Nam hầm Hải vân tới đường số 8 KCN Hòa Khánh). Hiện đoạn cuối tuyến 4,6km đã đưa vào vận hành khai thác.
Đến nay, dự án Đường vành đai phía Tây 2, đoạn từ KCN Hòa Khánh quận Liên Chiểu tới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa huyện Hòa Vang sẽ được Đà Nẵng tiếp tục đầu tư. Hiện thành phố Đà Nẵng đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư đoạn từ đường số 8 Khu công nghiệp Hòa Khánh đến đường Hoàng Văn Thái.
Ban quản lý dự án hạ tầng cơ sở ưu tiên Đà Nẵng đã phối hợp với đơn vị Tư vấn hoàn chỉnh phương án tuyến. Sau khi các Ban giải phóng mặt bằng quận, huyện cung cấp số liệu khái toán kinh phí giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư.
Đường vành đai phía Tây 2 có điểm cuối nối từ đường tránh Nam hầm Hải Vân (nay là cao tốc Hòa Liên-Túy Loan đang thi công) qua KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) nối với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (huyện Hòa Vang). Đây là tuyến đường lưu thông trục Bắc - Nam của thành phố Đà Nẵng, đóng vai trò quan trọng khi đóng đường tránh Nam hầm Hải Vân để vận hành cao tốc Hòa Liên-Túy Loan.
Với việc điều chỉnh hướng tuyến từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dự án Đường vành đai phía Tây 2 chính thức tái khởi động lại.
Dự kiến đến năm 2027 đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến đường Hoàng Văn Thái sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, đưa vào khai thác. Đoạn từ Hoàng Văn Thái tới Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ hoàn thành, khai thác vào năm 2030.
Đề xuất nâng công suất hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Lộc Sơn
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn - Phú Hội tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại KCN Phú Hội đồng thời với thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường đối với KCN Phú Hội đảm bảo quy định pháp luật hiện hành; đẩy nhanh tiến độ rà soát, đề xuất xin chủ trương nâng công suất hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Lộc Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp mới Dự án đầu tư hoặc nâng công suất của các dự án hiện đang sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn - Phú Hội vận hành hệ thống quan trắc tự động nước thải tại KCN Lộc Sơn liên tục đảm bảo quy định. Trường hợp thiết bị quan trắc tự động ngừng hoạt động, ngừng truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 3/6/2024 về tăng cường công tác quan trắc tự động, liên tục nước thải và khí thải.
Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn - Phú Hội có trách nhiệm rà soát, thực hiện trồng cây xanh đảm bảo tỷ lệ theo quy hoạch KCN được duyệt. Đối với những diện tích chưa trồng cây xanh hoặc trồng thay thế phải có kế hoạch thực hiện kịp thời để duy trì tỷ lệ cây xanh đảm bảo theo quy định.
Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn - Phú Hội giới thiệu dự án đầu tư mới hoặc bổ sung diện tích đất cho thuê phải phù hợp với quy hoạch ngành nghề, loại hình sản xuất kinh doanh và khả năng đáp ứng của công trình hạ tầng về xử lý nước thải tại mỗi KCN.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn - Phú Hội tiếp tục yêu cầu những doanh nghiệp đang hoạt động, xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại KCN Lộc Sơn thực hiện đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN; tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các KCN thuộc thẩm quyền; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định mới và những thay đổi có liên quan đến thực tế đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của KCN để kịp thời điều chỉnh Quy chế bảo vệ môi trường của các KCN cho phù hợp.
Áp dụng Luật Đất đai mới, dự án bờ Bắc kênh Đôi tăng vốn gần 2.500 tỷ đồng
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM vừa có văn bản số 2087/BHTĐT-KHĐT gửi Sở Xây dựng về trình hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (quận 8).
Dự này được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 12/2023 với tổng mức đầu tư 4.930 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 3.583 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng.
Hàng nghìn căn nhà lụp xụp trên kênh Đôi, quận 8, TP.HCM sẽ được di dời trong thời gian tới. |
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án, do Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, khiến dự toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng cao hơn so với chi phí ban đầu được phê duyệt.
Sau khi các cơ quan tính toán lại chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 thì tổng mức đầu tư của Dự án tăng từ 4.930 tỷ đồng thành 7.415 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng tăng thêm gần 2.500 tỷ đồng.
Do chi phí giải phóng mặt bằng tăng, kéo theo tổng mức đầu tư tăng nên cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo quy định tại khoản 5, Điều 43 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Vì vậy, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, kiến nghị Sở Xây dựng xem xét, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án.