【trực tiếp bóng đá ý hôm nay】Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:56:14 评论数:
Đây là hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và với từng nước thành viên nói riêng.
Được chính thức khởi động tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 28/3/2013, sau khoảng 2 năm đàm phán và sau khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ, các bên đã ký kết Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng Bên.
Hiệp định bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.
Về hàng hóa, Liên minh Kinh tế Á-Âu (Liên minh) đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực Chương về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.
Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam, mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.
Riêng đối với các mặt hàng nông sản, tuy là các mặt hàng được phía Liên minh coi thuộc diện ưu tiên và đã được Việt Nam đồng ý mở cửa ngay, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc..., nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp của phía bạn chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi Hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ Liên minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Medvedev tại Lễ ký. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai Bên sẽ đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD). Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng khoảng 18-20% hàng năm.
Những nội dung về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... của Hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khung khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.
Có thể nói, Liên minh Kinh tế Á-Âu có dân số hơn 175 triệu người với tổng GDP khoảng 2.500 tỷ USD, tuy là một tổ chức kinh tế mới được thành lập nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hướng tới một không gian kinh tế thống nhất. Việc ký kết Hiệp định tiếp tục khẳng định vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong quan hệ hợp tác toàn diện với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu. Về mặt kinh tế, mục tiêu chủ yếu của Việt Nam trong đàm phán, ký kết và các cam kết hội nhập kinh tế nhằm đạt được lợi ích căn bản về kinh tế thông qua việc nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, tạo cơ hội cho thúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư, đa dạng hoá các thị trường xuất nhập khẩu, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường.
Sau khi ký kết, hai bên sẽ tiếp tục hoàn thành các thủ tục nội bộ để phê chuẩn Hiệp định nhằm mục tiêu để Hiệp định này có hiệu lực trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Thủ tướng các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu, lãnh đạo Ban thường trực Liên minh Kinh tế Á-Âu. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Phát biểu tại Lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, là một thành viên năng động của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực để Liên minh Kinh tế Á-Âu mở rộng quan hệ với Cộng đồng ASEAN - một thị trường thống nhất phát triển năng động có trên 600 triệu dân với GDP đạt khoảng 2.500 tỷ USD.
Đồng thời, Thủ tướng cho biết, Việt Nam cũng đang đẩy nhanh kết thúc đàm phán nhiều FTA với các đối tác lớn, như vậy, khi đầu tư, kinh doanh với Việt Nam, doanh nghiệp của các nước thành viên Liên minh sẽ có cơ hội thuận lợi trong tiếp cận thị trường của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Canada, Australia, New Zealand, Hàn Quốc…).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các bên cùng nhau nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ để Hiệp định sớm có hiệu lực và triển khai thành công, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhân dân các nước liên quan. Thủ tướng cũng đề nghị các nước chân thành thảo luận những vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình thực hiện Hiệp định với tinh thần hữu nghị, cùng thắng, cùng phát triển.
Thủ tướng Nga Medvedev thì khẳng định, Hiệp định là thỏa thuận quan trọng mà các nước thành viên Liên minh và cũng như Việt Nam mong muốn. Với cơ cấu kinh tế, hàng hóa bổ sung cho nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, Hiệp định sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tăng trường trao đổi thương mại, dịch vụ, đầu tư song phương và mở rộng quan hệ hợp tác trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban thường trực Liên minh Kinh tế Á-Âu Viktor Khristenko. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Bày tỏ hài lòng trước việc Liên minh và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do, Chủ tịch Ban thường trực Liên minh Kinh tế Á-Âu Viktor Khristenko cho đây là một sự kiện lịch sử đối với Liên minh bởi Việt Nam là một trong những đối tác đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh. Việt Nam cũng là đối tác chiến lược của Liên minh tại Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua.
Hơn 2 năm qua, quá trình đàm phán các bên đã đạt được kết quả mang tính cân bằng và có tính đến tất cả những lợi ích chung. Đó là sự khởi đầu mới trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước. Việc thiết lập cơ chế tự do thương mại giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho tất cả các nước thành viên./.
Theo chinhphu.vn