【xem điểm ngoại hạng anh】Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đưa APEC trở thành động lực của tăng trưởng toàn cầu
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu khai mạc Hội nghị CEO Summit 2017,ệpđóngvaitròquyếtđịnhđưaAPECtrởthànhđộnglựccủatăngtrưởngtoàncầxem điểm ngoại hạng anh chiều 8/11 |
Trong 3 ngày làm việc với 10 phiên thảo luận, các CEO sẽ cùng bàn về các vấn đề nóng của toàn cầu cũng như APEC đang phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu hóa, tự do thương mại, thúc đẩy kinh tế phát triển năng động và bền vững, kết nối để tăng trưởng, sự phát triển của công nghệ và kỷ nguyên số.
Phát biểu chào mừng, ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI cho biết, các nội dung của CEO Summit sẽ cùng trao đổi về toàn cầu hóa và tương lai của các nền kinh tế APEC bắt đầu từ chủ đề việc làm và chất lượng nguồn nhân lực; những ngành công nghiệp đem đến cơ hội việc làm trong tương lai; các sáng kiến tăng cường kết nối khu vực, về thương mại tự do, về kỷ nguyên số và công nghệ, về việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.
Các đại biểu trao đổi trước thềm Hội nghị CEO Summit 2017 |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, nhờ những đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu kinh tế năng động, là trung tâm đầu tư, khoa học-công nghệ, đóng góp gần 50% tổng đầu tư, thương mại và gần 60% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, APEC vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức gay gắt như sự bền vững của kinh tế toàn cầu trong trung hạn và dài hạn, lợi ích của tăng trưởng và phát triển công nghệ chưa lan tỏa, hàng trăm triệu người vẫn còn sống trong đói nghèo, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước cho biết, với vai trò là một thành viên, Việt Nam luôn tích cực cùng các nền kinh tế thành viên xây dựng và triển khai nhiều nội dung hợp tác thiết thực cho người dân và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế số và kinh tế mạng, phát triển bao trùm về tài chính, kinh tế và xã hội. Mục tiêu xuyên suốt là nỗ lực cùng nhau đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Tại Hội nghị CEO Summit 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn cộng đồng doanh nghiệp cùng chính phủ các nền kinh tế thành viên APEC giải quyết 3 vấn đề cấp bách. Trong đó, quan trọng và ưu tiên hàng đầu là duy trì đà liên kết và phục hồi kinh tế toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các Mục tiêu Bogor vào năm 2020.
“Đặc biệt, tại diễn đàn này, tôi kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để các nền kinh tế và người lao động thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế mới. Quan tâm đầu tư vào con người chính là để củng cố đồng thuận xã hội về tự do hóa thương mại, đầu tư về dài hạn. Đây chính là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa và mở rộng đầu tư, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.” Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói.
Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm tính bao trùm của phát triển. Trong đó, cộng động doanh nghiệp cần phát huy trách nhiệm xã hội của mình tích cực đóng góp xây dựng các cộng đồng tự cường và bao trùm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực - nước - năng lượng, truyền tải tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp, tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu.
Và thứ ba là hàng triệu doanh nghiệp APEC cần cùng chung tay tham gia đóng góp và tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC sau năm 2020 về xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.
CEO Summit 2017 hội tụ hàng loạt CEO tên tuổi hàng đầu đại diện bộ mặt kinh tế của APEC cũng như các diễn giả là những chuyên gia kinh tế hàng đầu tế giới. Có thể nhắc đến như ông Roberto Azevedo, Tổng giám đốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB); ông Philipp Rösler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ông Robert E. Moritz, Chủ tịch toàn cầu, PwC và ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tập đoàn Eurasia. Việt Nam có 3 CEO nữ sẽ tham gia các phiên thảo luận chuyên đề như bà Thái Hương (Chủ tịch Tập đoàn TH), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet Air) và bà Dương Thị Mai Hoa (CEO Vingroup).
Trong phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề “Tương lai của toàn cầu hóa” các doanh nghiệp sẽ cùng trao đổi về những thách thức mà các chính phủ và doanh nghiệp các nền kinh tế thành viên đang phải đối diện và các giải pháp cho các thách thức đó. Phiên thảo luận này được nhiều doanh nghiệp trong đợi bởi có khả năng các đại biêu doanh nghiệp sẽ cùng thảo luận về tương lai của TPP11. Thông tin bên lề các cuộc họp cho thấy, các tổ chức kinh tế thế giới cũng như các doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm tích cực đến TPP11 cũng như trông đợi thông qua APEC 2017 TPP sẽ có một tín hiệu tích cực hơn và tương lai sáng sủa hơn. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/911b798115.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。