Họp mặt đầu xuân đã trở thành hoạt động thường niên ở Hậu Giang. Bởi đây chính là dịp để lãnh đạo tỉnh có điều kiện lắng nghe những đóng góp,ếtđầlich thi đấu bong da hom nay chia sẻ chân tình, tâm huyết từ các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân cho mục tiêu phát triển chung của địa phương. Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh (bìa trái) trò chuyện với các doanh nghiệp trong lúc giải lao. Buổi gặp gỡ đầu năm nay đã tiếp tục thu hút số lượng lớn đại biểu là các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân tiêu biểu của tỉnh đến tham dự. Minh chứng là cả hội trường chật kín người, không khí trò chuyện, trao đổi hết sức thân thiện, cởi mở. Doanh nghiệp, nông dân trải lòng Mở đầu buổi họp mặt, nông dân Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, trải lòng: “Khi nhà nước có chính sách phù hợp sẽ tác động tích cực, cũng như phát huy được các nguồn lực cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh của người dân. Từ đó, chúng tôi có thể chủ động được các phương thức sản xuất, mang lại giá trị lớn cho xã hội. Trước hết là góp phần quan trọng cho việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân”. Tương tự, ông Võ Trường Hận, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Châu Thành, huyện Châu Thành đặc biệt quan tâm đến việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi áp dụng vào thực tiễn. Ông Hận cho rằng: “Chủ trương, chính sách đã có rồi, nên ngành nông nghiệp, nông dân mà lực lượng đi đầu là các HTX, tổ hợp tác sản xuất cần triển khai thực hiện ngay. Đó là vấn đề khôi phục vườn cây ăn trái vừa bị thiệt hại do dịch bệnh, lão hóa bằng cách chọn giống tốt, sạch bệnh, cải tạo đất bằng phân hữu cơ, dưỡng chất sinh học nhằm đảm bảo sản phẩm nông sản chất lượng tốt, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Trên hết, chúng ta cần có nhận thức chung về bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp bền vững”. Còn ông Đào Bá Khương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mekong Logistics, Khu công nghiệp Sông Hậu trăn trở: “Tôi là doanh nhân, nhưng tôi từng học ngành nông nghiệp ở Trường Đại học Cần Thơ. Điều mà tôi quan tâm nhất là bài toán chênh lệch thu nhập trong ngành nông nghiệp. Bởi thực sự nông dân, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm chưa được hưởng lợi nhiều. Vấn đề nữa là nông dân phải nuôi, trồng cây, con gì, có thực sự kết nối được 4 nhà hay chưa? Cho nên tới đây, bản thân tôi mong muốn ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp các thông tin cụ thể trong việc quy hoạch sản xuất, hàng hóa nông sản có chỉ dẫn địa lý rõ ràng,… góp phần giúp cho doanh nghiệp mở rộng hợp tác, liên kết sản xuất với địa phương khi có nhu cầu”. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp còn trăn trở về môi trường đầu tư của tỉnh, hoặc bức xúc chuyện điện lúc cúp, lúc mở. Thậm chí, một số doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp tỉnh còn cho rằng thái độ phục vụ của ngành điện chưa tốt, vì nhiều trường hợp ngành điện gửi hóa đơn vào cuối tuần. Trong khi đó, thứ bảy, chủ nhật ngân hàng không làm việc, nhưng doanh nghiệp chưa chuyển tiền thì lập tức bị cắt điện. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tất cả những ý kiến trên đều được lãnh đạo tỉnh giải quyết thấu đáo ngay tại buổi họp mặt. Nâng cao vai trò của nhà khoa học Thời gian qua, các viện, trường trên cả nước và quốc tế đã quan tâm, hợp tác, giúp đỡ Hậu Giang trong công tác nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao tính khả thi, thiết thực và giá trị của các đề tài khi áp dụng trong thực tế đời sống, sản xuất, kinh doanh. Những đề tài chất lượng đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Nhất là khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng của nông dân để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Hậu Giang. Chỉ tính riêng năm 2016 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã chuyển giao được 9 đề tài, dự án về các đơn vị tiếp nhận. Trong số đó, có một số dự án mang tính khả thi cao như: “Ứng dụng quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và rải vụ xoài cát Hòa Lộc đạt tiêu chuẩn VietGAP” tại huyện Châu Thành A; hay dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng”. PGS.TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, không có đội ngũ các doanh nghiệp, nông dân thì các nghiên cứu khoa học cũng chẳng thể đi vào thực tiễn được. Nói vậy có nghĩa là mỗi đối tượng có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Nhờ đó mới đẩy mạnh được sự phát triển hàm lượng khoa học vào sản xuất, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp. “Hậu Giang mong muốn các nhà khoa học tiếp tục tư vấn, hỗ trợ tỉnh trong việc phổ biến các kiến thức, khoa học kỹ thuật mới, cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ, tay nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng dẫn và giúp nông dân tiếp cận, thực hiện các ứng dụng khoa học công nghệ. Cũng như tích cực tham gia, đóng góp các cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời hỗ trợ tỉnh triển khai các đề án, nghiên cứu khoa học có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh, đề nghị.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU |