您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tottenham gặp everton】Gặp nhân chứng cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai 正文

【tottenham gặp everton】Gặp nhân chứng cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai

时间:2025-01-25 00:07:25 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

(CMO) Chúng tôi tìm gặp bà Trần Thị Thanh Châu, năm nay đã 92 tuổi, thành viên duy nhất của Đội Du k tottenham gặp everton

Báo Cà Mau(CMO) Chúng tôi tìm gặp bà Trần Thị Thanh Châu, năm nay đã 92 tuổi, thành viên duy nhất của Đội Du kích Tân Hưng Tây năm 1940 còn sống, vào một buổi chiều. Đội Du kích Tân Hưng Tây được xem là một trong những đội du kích ra đời đầu tiên của tỉnh nhằm chuẩn bị cho Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bạc Liêu. Đặc biệt, 75 năm trước, cũng vào những ngày của tháng 12, bà một mình chèo xuồng trong đêm tối đem mật lệnh dừng khởi nghĩa từ Lung Lá - Nhà Thể đến xã Tân Hưng Tây theo sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu.

Hiện tại, bà Thanh Châu đang sống tại căn nhà của con trai út, nằm trong khu vực chợ xã Phú Tân, huyện Phú Tân, cách căn nhà cũ của làng Tân Hưng Tây xưa khoảng 500 m. Dù khung cảnh ở đây bây giờ khác xa 75 năm trước, nhưng có lẽ cũng gợi nhớ về hình ảnh mái gia đình xưa, đặc biệt là người cha đã dìu dắt bà đi làm cách mạng từ rất sớm.

Bà Thanh Châu nói về mối quan hệ của gia đình: “Cha tôi là ông Trần Văn Nhăm, đảng viên năm 1938, gốc ở Ô Rô, An Xuyên. Cha tôi là Bí thư Chi bộ xã Tân Hưng Tây thời điểm năm 1940. Ông Trần Văn Thời với mẹ tôi là cô cậu ruột, cha tôi cùng với các cậu: Trần Văn Thời, Trần Văn Đại, Trần Văn Phán làm cách mạng. Cha của cậu Phán thứ bảy, cha cậu Thời thứ tám, còn bà ngoại tôi là con út”. Khi nói đến gia tộc đi làm cách mạng đông nhất năm 1940, người tiêu biểu nhất phải nhắc đến là ông Trần Văn Thời - người lãnh đạo quân, dân Bạc Liêu trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Bà Thanh Châu là một trong ít nhân chứng còn sống trong dòng tộc ấy.

Mật lệnh dừng khởi nghĩa

Kế hoạch Khởi nghĩa Nam Kỳ bị lộ, nhiều cán bộ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa sa vào tay giặc. Ngày 12/12, Thường vụ Tỉnh uỷ nhận được lệnh của Liên Tỉnh uỷ đình khởi nghĩa đối với các tỉnh thuộc Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang. Trước tình hình cấp bách đó, đồng chí Trần Văn Thời kịp thời chỉ thị cho các khu vực ngừng khởi nghĩa, phân tán lực lượng không được bạo động. Và, giao liên của Tỉnh uỷ lúc bấy giờ là bà Trần Thị Thanh Châu đã nhận mật lệnh dừng khởi nghĩa trực tiếp từ đồng chí Trần Văn Thời trong bối cảnh như thế.

“Tôi làm liên lạc cho Tỉnh uỷ. Lúc đó, cậu tôi là ông Trần Văn Thời trao giấy viết tay. Tôi chèo xuồng về Tân Hưng Tây, chèo một mình trên sông vắng. Tôi liên tưởng đến cảnh nô lệ của dân mình, của những người bị áp bức, trong đó có mình và cha mẹ mình, càng quyết tâm hơn, chèo suốt đêm từ Lung Lá - Nhà Thể đến Tân Hưng Tây phồng tay hết mà không hay”, bà Thanh Châu nhớ lại.

Quyển hồi ký "Một dạ sắt son" ghi lại dấu ấn về cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Trần Thị Thanh Châu.

Bà Thanh Châu kể lại: “Cậu Ba Thời dặn tôi đem thư dừng khởi nghĩa về Tân Hưng Tây trao cho các đồng chí lãnh đạo ở đó. Khi về tới Tân Hưng Tây, tôi không gặp cha là ông Trần Văn Nhăm, cũng không gặp ông Quách Văn Phẩm, nên tôi trao thư cho ông Phan Khắc Nhượng”.

Bà chậm rãi: “Ban đầu, theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, sau khi Khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, lực lượng khởi nghĩa sẽ về đất liền cùng với du kích Tân Hưng Tây và quần chúng các xã lân cận đánh chiếm Năm Căn vào đêm 14/12. Sau đó, kéo về chi viện cho thị trấn Cà Mau. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của Nam Kỳ ngày đó, kế hoạch không thể thực hiện được. Lệnh dừng khởi nghĩa đến quá muộn, ngày 12/12, chỉ cách ngày khởi nghĩa Hòn Khoai có 1 ngày. Chúng ta không thể chuyển lệnh ngừng khởi nghĩa ra đảo cho đồng chí Phan Ngọc Hiển kịp. Vì thế, đồng chí Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo khởi nghĩa theo kế hoạch và khi về đến đất liền không liên hệ được với các lực lượng hợp đồng tác chiến. Các chiến sĩ khởi nghĩa nhanh chóng lọt vào vòng truy sát và bị địch bắt”.

Sa vào tay giặc và ký ức về cậu Ba Thời

Sau Khởi nghĩa Hòn Khoai, giặc điên cuồng, cay cú. Theo chỉ đạo của Xứ uỷ, bà Thanh Châu và nhiều đồng chí Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bạc Liêu phải di chuyển địa bàn hoạt động lên các tỉnh trên. Tại thời điểm này, bất cứ địa phận nào cũng gặp phải sự truy sát, theo dõi sát sao của địch.

Bà Thanh Châu bộc bạch: “Tháng 4/1941, chuẩn bị cho ngày Quốc tế Lao động, bàn bạc treo cờ, truyền đơn trước nhà hát, có mặt gồm các đồng chí: Trần Văn Phán, Ngô Năm, Hồng Dân, Tám Chài. Không ngờ Tám Chài là tay sai của giặc đã chui vào tổ chức của ta nên tối hôm đó chúng tôi bị bắt”.

Dù bị địch bắt nhưng các chiến sĩ một dạ kiên trung, một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Họ giữ vững tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng để giải phóng dân tộc.

“Giặc bắt các đồng chí của ta ở nhiều chỗ, sau đó gom lại. Hồi đó, tôi ở tù chung với chị Huệ, sau này là vợ cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh. Ở trong tù, bị tra tấn xong chúng tôi ca hát, làm thơ. Anh Quản Trọng Hoàng là người yêu chị Ngô Thị Huệ, ở khám tử tù làm thơ gửi chị Huệ, chị em tù đọc thơ chung, mấy bài thơ tôi vẫn còn nhớ hết”, bà Châu kể.

Những vần thơ của tình yêu lứa đôi nhưng thể hiện lý tưởng lớn, chấp nhận hy sinh vì Tổ quốc. Đây là một trong nhiều câu chuyện rất cảm động về tinh thần cách mạng của cán bộ, chiến sĩ trong khởi nghĩa Nam Kỳ khi đứng trước án tử hình của thực dân Pháp.
Bà Trần Thị Thanh Châu cùng các chiến sĩ cách mạng khác ban đầu bị giam ở Cần Thơ, sau đó bị giải lên Sài Gòn xử. Giặc đem các đồng chí ở các nơi lên xử vụ án liên tỉnh, từ Châu Đốc lên toà án binh Sài Gòn. Bà bị tuyên án 5 năm tù, 15 năm lưu đày biệt xứ, tịch thu gia sản. Tại đây, bà gặp cậu mình là đồng chí Trần Văn Thời.

Bà Thanh Châu kể lại: “Nhìn cậu ốm nhom, bị tra tấn không tưởng tượng nổi. Gặp mặt, cậu dặn dò tôi phải giữ vững khí tiết, không khai báo và kiên trung với con đường cách mạng. Sau đó, cậu Ba Thời đem cây lược và cái khăn tặng tôi. Về khám ai cũng buồn, không ai ăn uống, cảm giác như mất mát một cái gì thiêng liêng, riêng tôi luôn giữ gìn kỷ vật của cậu Ba Thời. Giặc giã mấy mươi năm, công tác khắp nơi, tôi vẫn mang theo cây lược và chiếc khăn bên mình. Nhưng đến năm 1967, máy bay đốt nhà nên cháy luôn kỷ vật của cậu”.

Dù kỷ vật quý báu đã bị cháy rụi bởi sự oanh tạc tàn ác của kẻ thù, nhưng những tình cảm của người cậu đáng kính, cũng là người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh uỷ lúc bấy giờ luôn trong trái tim cô giao liên Trần Thị Thanh Châu. Nhớ mãi lời cậu dặn dò ngày ấy, bà đã trải qua quãng đời cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với tinh thần trung dũng, sắt son./.

Minh Ngọc