88Point88Point

【keonhâci5】Lập đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho đất nước?

PQH

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Tránh ưu đãi thuế tràn lan

Một vấn đề được tập trung phân tích tại phiên họp là lợi ích kinh tế của việc hình thành 3 đặc khu này mang lại. Theậpđặckhukinhtếmanglạilợiíchgìchođấtnướkeonhâci5o Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, mục tiêu chính của 3 đặc khu này là tạo động lực kinh tế có sức lan tỏa, như vậy vấn đề hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Câu hỏi phải trả lời ở đây là 3 đặc khu này sẽ mang lợi ích gì cho đất nước và chúng ta sẽ phải bỏ ra những gì.

Tuy nhiên, vấn đề này chưa được làm rõ trong giải trình của Chính phủ. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, có thông tin các đặc khu này muốn phát triển cần 1,050 triệu tỷ đồng. Đặc biệt trong số này Phú Quốc cần 900 nghìn tỷ, ngân sách bỏ ra 19%. Vân Đồn cần 700 nghìn tỷ, ngân sách bỏ ra 10%. Như vậy, phải tính toán được nguồn lực của chúng ta ra sao trong kế hoạch 3 năm và sau đó.

Hơn nữa, ngoài việc ngân sách bỏ ra trực tiếp còn có các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cũng là từ ngân sách. Đồng thời, khi áp dụng ưu đãi còn phải tính toán có hay không chính sách hồi tố cho các khoản đã đầu tư trước đây. “Phải nhìn nhận tổng quát chứ chỉ nhìn định tính thì khó. Đã làm kinh tế mà định tính thì không thể đưa ra các quyết định đúng đắn được”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đánh giá về ưu đãi với chính sách thuế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng phải tính toán kỹ bởi nếu không chúng ta sẽ chẳng thu được gì nhiều so với số ưu đãi bỏ ra, thậm chí còn có thể tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhất là khi sử dụng chính sách miễn, giảm, giãn một cách tràn lan.

Đồng tình với việc miễn thuế tài sản, ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT… song Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng mức ưu đãi, thời gian ưu đãi phải tính lại, đặc biệt với lĩnh vực bất động sản. Thậm chí, với thuế môi trường còn phải đánh ở mức cao để đảm bảo môi trường cho các đặc khu trong quá trình phát triển.

Đối với chính sách đất đai, dự thảo luật quy định Chủ tịch UBND đặc khu quyết định cho thuê đất thời hạn tối đa 70 năm, trường hợp đặc biệt không quá 99 năm do Thủ tướng quyết định. Đồng tình với chính sách này, tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng phải làm rõ thế nào là đặc biệt, tránh cơ chế đặc biệt được thực hiện tràn lan. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho phù hợp bởi đây đang là vùng đất có giá trị rất cao, nhiều nơi đang “sốt đất”, do đó việc miễn giảm quá mức là không phù hợp với tình hình như hiện nay.

Nguồn đầu tư cho đặc khu ở đâu trong kế hoạch 5 năm?

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu phải làm rõ được những vấn đề về hiệu quả như Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nêu ra. Theo Chủ tịch Quốc hội, kế hoạch đầu tư công cả nước trong 5 năm chỉ có 2 triệu tỷ đồng, nếu để đầu tư cho 3 đặc khu đã là hơn 1 triệu tỷ đồng thì phải xác định rõ ngân sách là bao nhiêu để đảm bảo khả thi? Việc tính toán ngân sách đầu tư 10% sẽ lấy ở đâu trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới? “Tôi cho rằng vấn đề là thu hút đầu tư vào đây chứ không phải Nhà nước đổ tiền vào đây rồi miễn giảm thuế. Mục đích làm đặc khu là phải được cái gì đó, bỏ ra một đồng để thu lại vài chục, vài trăm đồng. Chứ không thể 10 năm, 20 năm nữa đánh giá tổng kết thấy không được gì”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý rà soát chặt chẽ việc miễn thuế nhập khẩu và đặc biệt là quy định về hàng tạm nhập tái xuất. Việc giao quyền hạn cho Chủ tịch UBND đặc khu cấp giấy chứng nhận về kinh doanh tạm nhập tái xuất liệu có tạo ra được cơ chế khuyến khích đầu tư hay không, hay tạo ra sơ hở trong quản lý Nhà nước đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất, lợi dụng chủ trương tạm nhập tái xuất để buôn lậu là điều cần phải rà soát lại.

Liên quan đến ngân sách, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển đề nghị các đặc khu cần lập dự toán thu chi, bội chi theo ngân sách nhà nước, quy định trong 10 năm ngân sách thu không điều tiết, số tăng thu để lại cho đặc khu trong 10 năm để lấy nguồn lực đầu tư. Đồng thời chính quyền đặc khu phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chi thường xuyên, từ bộ máy tới giáo dục, y tế… cân đối để quyết định lương. Ngân sách trung ương sẽ tính toán để hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách đặc khu và chỉ hỗ trợ đối với đầu tư xây dựng cơ bản.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết trên cơ sở những thảo luận hôm nay, cơ quan thẩm tra, cơ soạn thảo và các cơ quan hữu quan sẽ tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 tới đây.

Hoàng Yến

赞(1)
未经允许不得转载:>88Point » 【keonhâci5】Lập đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho đất nước?