当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ lệ kèo là gì】Gieo mầm thiện, gặt yêu thương

Lần đó,ầmthiệngặtyuthươtỷ lệ kèo là gì một mạnh thường quân về quê nghèo Lương Nghĩa phát quà từ thiện, có nói: “Người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật nhiều lắm, nói giúp đỡ hết chắc không được, nhưng mình giúp được một cảnh đời, là mầm thiện nhân lên một ít, yêu thương được san sẻ một chút và niềm vui cuộc sống cũng thêm lên...”.

Ông Năm (đứng) luôn hết lòng với công tác từ thiện. Ảnh: CẨM LÌNH

Mừng nhất là ngày càng có nhiều chương trình, hoạt động hướng đến người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm chất độc da cam… tất cả đều là nét đẹp cuộc đời:

“Người yêu người sống để yêu nhau”…

(Thơ Tố Hữu)

Để người bất hạnh vững tin vào cuộc đời

Không thể tự bước đi trên chính đôi chân của mình, không nhìn rõ từng nét chữ của thầy cô, nhưng ước mơ được cắp sách đến trường ở các em học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc da cam vẫn chưa bao giờ vụt tắt… Chúng tôi có dịp ghé thăm Trường THCS Vị Thủy, huyện Vị Thủy, nơi đang nuôi dưỡng ước mơ được trở thành bác sĩ của em Phạm Thị Nhí, học sinh lớp 9A2. Kém may mắn hơn những bạn cùng trang lứa, khi sinh ra Nhí đã mang trong mình căn bệnh chất độc màu da cam. Ở cái tuổi 15, đôi chân em vẫn không thể đi lại được. Em Tiết Trịnh Thị Thảo Trinh, bạn cùng lớp với Nhí, chia sẻ: “Em hay chở Nhí đi học lắm, khi bạn cần đi đâu hay làm gì sinh hoạt ở trường em cũng ẵm Nhí theo. Thấy bạn có hoàn cảnh khó khăn vậy nên giúp được gì là em giúp thôi. Tuy Nhí bị khuyết tật vậy chứ bạn học giỏi lắm”. Đó là mầm thiện đã được gieo!

Dù mọi hoạt động đều phải có người trợ giúp, nhưng Nhí không bao giờ quên đi ước mơ. Nhiều năm liền Nhí luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Niềm vui như được nhân đôi, khi mới đây em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học của trường. Nhí tâm sự: “Trước đây, em sợ tiếp xúc với mọi người lắm vì thân hình em không được lành lặn. Nhưng lâu dần, bạn bè, thầy cô chia sẻ động viên nên em đã vượt qua mặc cảm”. Nhí là một trong số gần 1.000 nạn nhân chất độc da cam dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh, nhưng em có nghị lực, sự tự tin và là người bệnh hiếm hoi được cắp sách đến trường...

Nhi và mẹ trên chiếc xe đạp được mạnh thường quân trao tặng. Ảnh: MỸ XUYÊN

Chia tay với Nhí, chúng tôi tìm gặp em Phan Yến Nhi, học sinh lớp 11A2, Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Vị Thủy. Số phận không may, từ khi lọt lòng mẹ Yến Nhi bệnh mắt khiến em không nhìn rõ mọi vật, gần đây em còn phát hiện bệnh tim, nhưng Nhi không nản lòng, vì thầy cô, bạn bè và cộng đồng luôn quan tâm đến em.

Biết gia cảnh quá nghèo, cha em đi làm hồ, đào đất, xịt thuốc mướn, còn mẹ Yến Nhi phải đi lựa phế liệu, căn nhà rách nát, nên mạnh thường quân đã xây cho gia đình em căn nhà kiên cố. Rồi bạn bè đóng góp, giúp đỡ cho Nhi gầy dựng quầy tạp hóa nhỏ trước nhà. Để tạo điều kiện cho Yến Nhi được đến trường, nhà trường đã hỗ trợ cho em chiếc xe đạp, để mẹ Yến Nhi đưa đón em đến trường mỗi ngày. Lau vội những giọt mồ hôi trên khuôn mặt gầy gò của mẹ, Yến Nhi chia sẻ: “Dù mắt em không nhìn rõ nhưng em thích được đi học lắm. Đến lớp bạn bè, thầy cô giúp em nhiều lắm. Từ tình thương đó, em tin mình sẽ đạt được mơ ước làm kinh doanh của mình”.

Mỗi một trường hợp bất hạnh như Nhí, như Nhi đều có một câu chuyện riêng về hoàn cảnh, nhưng đều khao khát hòa nhập với xã hội và cộng đồng luôn dõi theo, quan tâm các em. Như lời của Nhí nói: “Em biết, quanh em người tốt nhiều lắm”.

Kết nối tình người

Gần 30 năm nay, chú Năm (ông Huỳnh Văn Năm, ở ấp Tân Phú, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A) luôn hết lòng với công tác từ thiện, nhân đạo. Là một trong những mạnh thường quân luôn đồng hành cùng các hoạt động từ thiện nhân đạo của tỉnh, nhất là chương trình “Cảm thông và chia sẻ”, “Khát vọng sống”…

Chú Năm kể, chú sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, lại đông anh em. Cuộc sống vất vả, nên những bữa đói cơm với anh em chú là chuyện thường. Cũng vì khó khăn, nên chuyện học hành bị dang dở nửa chừng. Thấu hiểu những vất vả của cái nghèo, nên khi lớn lên lập gia đình, chú quyết chí làm ăn, mong muốn có cơ hội đổi đời. Trời không phụ lòng người, sau bao năm vật lộn với cuộc sống, gia đình khấm khá, con cái có nghề nghiệp ổn định. “Từng sống trong cảnh khổ sở, nên chú hiểu hết những thiệt thòi, thiếu thốn mà người nghèo gặp phải, miễn làm được việc gì để chia sẻ với những mảnh đời không may, chú và gia đình luôn sẵn lòng”, chú Năm chia sẻ.

Chú là Trưởng ban Điều hành Tổ cơm, cháo, nước sôi Trung tâm Y tế huyện Châu Thành. Gần 30 năm gắn bó với hoạt động từ thiện nhân đạo, đã có không biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh được chú giúp đỡ, chắp cánh ước mơ. Thế nhưng, chú Năm chỉ xem việc mình làm như một lẽ thường tình, nên làm để góp phần san sẻ, vơi bớt khó khăn của những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh xung quanh...

Cũng với quan niệm giúp người là đem lại niềm vui cho chính mình, suốt 16 năm qua, ni sư Thích Nữ Nguyên Hoa, Trụ trì chùa Bửu Tường, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A luôn lặng lẽ giúp đỡ những người nghèo khó, hoàn cảnh bất hạnh bằng cả tấm lòng.

Từng chứng kiến nhiều đợt ni sư Thích Nữ Nguyên Hoa trao quà cho người nghèo, chúng tôi càng trân trọng cách trao quà “Của cho không bằng cách cho” của ni sư. Ni sư chia sẻ: “Người ta có khó khăn thì mới đến tìm mình, không giúp lúc này còn đợi lúc nào nữa”. Chính tấm lòng rộng mở, nhân ái, đã làm mọi người cảm nhận được tình đoàn kết, gắn bó, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

Cùng với sự trợ giúp của cộng đồng, câu chuyện kết nối yêu thương của ni sư Thích Nữ Nguyên Hoa, chú Năm đã làm lay động lòng thiện nhiều người, để những người bất hạnh thêm niềm tin, để xã hội thêm nhiều điều tốt đẹp…

Và lòng tri ân

Trong căn nhà tình nghĩa ấm áp nghĩa tình, ông Nguyễn Hoàng Nam, thương binh 2/4 ở ấp 2, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đang cùng những người đồng chí, đồng đội năm xưa trò chuyện rôm rả cùng nhau. Mọi người cùng nhau nhâm nhi ly trà nóng, rồi kể cho nhau nghe về cách làm kinh tế của gia đình mình, chuyện nuôi dạy con cái, những chuyện vui buồn của cuộc sống thường ngày, rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời chiến thuở nào. Trong buổi gặp nhau ấy, mọi người lại hết lời ngợi khen về cách làm hay của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2016. Vuốt mái tóc pha sương, ông Nam nói: “Tôi thấy việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức gặp gỡ, trao đổi với người có công như vừa qua hay đấy. Sống ngần ấy năm rồi mới được trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với ngành chức năng, tôi thấy vui, thoải mái lắm. Còn mấy ông thấy sao?”.

“Tôi thấy cũng hay hay. Trong buổi gặp gỡ ấy, những gia đình chính sách chúng ta không chỉ được nghe, được giải thích những thắc mắc của mình một cách cụ thể, thỏa đáng, mà đây còn là dịp để mấy ông bạn già, những đồng chí đồng đội một thời sống chết ngày xưa gặp nhau nữa chứ”, ông Nguyễn Văn Ngọt, thương binh 4/4, ngụ cùng ấp 2, xã Hòa An cười hề hà tiếp lời. Vốn là thương binh, sức khỏe yếu, nhưng khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức gặp gỡ, trao đổi với người có công, ông đã không quản ngại đường sá xa xôi để đến tham dự. Nhân buổi gặp gỡ ấy, ông đã hỏi về cách giám định thương tật đối với thương binh. Trước thắc mắc của ông, ngành lao động - thương binh và xã hội đã trả lời thỏa đáng. “Hồi trước cầm súng chiến đấu với quân giặc ngoài chiến trường không sợ, mà phát biểu có mấy câu lại run, thật không biết phải nói sao”, ông Ngọt bộc bạch.

Năm 2016 là năm đầu tiên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin với gia đình chính sách. Ông Nguyễn Trung Liệt, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Chúng tôi xuống tận xã tổ chức hội nghị là để nghe nhiều hơn, biết sát hơn tình hình chung của người có công. Giúp mọi người cảm nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với đời sống của mình. Giúp địa phương rà soát lại việc thực hiện các chế độ chính sách đối với gia đình người có công với cách mạng”.

5 năm qua, hội chữ thập đỏ các cấp đã vận động trao tặng trên 236.440 suất quà cho người nghèo, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam, người già neo đơn. Từ các hoạt động tương thân tương ái, có hơn 175.000 lượt hộ nghèo, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam, người khuyết tật được trợ giúp thường xuyên và đột xuất, với tổng giá trị gần 97 tỉ đồng. Thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, các cấp hội đã vận động gắn trên 7.900 lượt địa chỉ nhân đạo, trị giá trên 14,1 tỉ đồng. 108 cảnh đời thiếu may mắn, qua chương trình “Khát vọng sống” và “Cảm thông và chia sẻ”, được hỗ trợ trên 6,1 tỉ đồng...

 

CẨM LÌNH - MỸ XUYÊN

分享到: