Nhà đầu tưnước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đối với dịch vụ kho bãi phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong ảnh: Cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: A.Q |
Nhà đầu tư Hoa Kỳ liên tiếp “đổ bộ”
Chỉ trong tháng 9 và 10/2022,àđầutưHoaKỳtìmcơhộirótvốnvàket qua hertha một loạt doanh nghiệpHoa Kỳ liên tiếp “đổ bộ” vào Bình Dương để tìm cơ hội hợp tác đầu tư vào lĩnh vực logistics. Đầu tiên là việc Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) đã gặp lãnh đạo tỉnh Bình Dương vào cuối tháng 9/2022 để bàn thảo về kế hoạch đầu tư Dự ánTrung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới.
Dự án này được Warburg Pincus và đối tác liên doanh Becamex IDC lên kế hoạch xây dựng với quy mô 75 ha tại Thành phố mới Bình Dương. Trung tâm bao gồm các khu nhà xưởng công nghệ cao, kho chứa hàng vận chuyển bằng đường hàng không, kho thương mại điện tử xuyên biên giới, kho ngoại quan…
Trong cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Charles R. Kaye, Tổng giám đốc toàn cầu của Tập đoàn Warburg Pincus mong muốn chính quyền tỉnh Bình Dương tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sớm triển khai Dự án nhằm xây dựng hệ sinh thái tích hợp chuỗi cung ứng, tạo điểm nhấn để thu hút đầu tư vào Bình Dương.
Ngay sau đó, vào cuối tháng 10/2022, một đoàn doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã đến Bình Dương tìm hiểu về việc phát triển logistics tại đây. Nhận thấy cơ hội có thể thu hút doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực này, tỉnh Bình Dương đã tổ chức ngay một hội nghị chuyên đề đầu tư vào ngành logistics với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến để kết nối với các đối tác Hoa Kỳ chưa sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Ngay sau hội nghị, có khoảng 100 nhà đầu tư Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn kết nối giao thương, tìm cơ hội đầu tư vào ngành logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ “đổ bộ” tìm cơ hội đầu tư vào logistics tại Bình Dương là điều dễ nhận thấy, bởi với lợi thế là tỉnh công nghiệp phát triển nhất khu vực phía Nam và là một trong những địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Bình Dương là mảnh đất “màu mỡ” cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, khai thác dịch vụ logistics. Hơn nữa, việc Tập đoàn Warburg Pincus đã lên kế hoạch xây dựng Trung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Bình Dương là cơ sở để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tự tin đầu tư vào lĩnh vực này.
Lợi thế của doanh nghiệp Hoa Kỳ
Tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được tổ chức mới đây, bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đạt 113 tỷ USD trong năm 2021 và kết quả năm 2022 chắc chắn sẽ cao hơn. Việt Nam đã trở thành một mắt xích chủ chốt trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tếHoa Kỳ. Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ 8 đối với các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Ông Ditlev Blicher, Giám đốc điều hành Maersk khu vực châu Á - Thái Bình Dương