【nhận định mu vs burnley】Bao giờ dân có đường ?

  发布时间:2025-01-11 09:04:35   作者:玩站小弟   我要评论
Qua đường dây nóng, Báo Hậu Giang nhận được phản ánh của hơn 30 hộ d&acir nhận định mu vs burnley。

Qua đường dây nóng,ờdncđườnhận định mu vs burnley Báo Hậu Giang nhận được phản ánh của hơn 30 hộ dân sinh sống dọc theo kênh 26-3 (kênh Nàng Mau 2) trên địa bàn xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp mong mỏi sớm được đầu tư đường giao thông để bà con thuận tiện đi lại, tránh cảnh phải di chuyển bằng xuồng, ghe như nhiều năm qua.

Các em học sinh có nhà trong tuyến kênh phải đi bằng xuồng máy mới có thể đến trường.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về ấp Tám Ngàn, xã Tân Bình, đi dọc theo tuyến kênh 26-3 vào khoảng 1,5km thì đường nhỏ dần không thể đi được nữa.

Theo một số hộ dân sinh sống tại đây, nhiều năm qua, việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn do chỉ có một đoạn ngắn là có đường đi, còn phần lớn các hộ sống phía trong kênh phải di chuyển bằng ghe, xuồng xuôi theo dòng kênh mới có thể ra đường lớn, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế của bà con.

Anh Huỳnh Trung Quân, ở ấp Tám Ngàn, cho biết: “Con đường phía trước nhà tôi rộng chưa đến 1m là do bà con tại đây tự bỏ tiền và ngày công để làm hơn 1 năm trước. Tuy nhiên, đoạn này chỉ dài khoảng 1,5km, còn đoạn ở phía trong khoảng 3km do điều kiện khó khăn và nhiều rạch nhỏ nằm chắn ngang nên người dân không có khả năng làm. Nhiều lần chúng tôi phản ánh với chính quyền địa phương và cả ở huyện nhưng được trả lời là chưa có kinh phí, đến nay người dân ở đây vẫn rất trông mong”.

Được biết, phần lớn các hộ dân sinh sống trong kênh 26-3 chủ yếu canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, do không có đường giao thông bộ nên việc vận chuyển hàng hóa của bà con gặp nhiều khó khăn, khi đến kỳ thu hoạch lúa cũng gặp trở ngại do các phương tiện cơ giới khó tiếp cận.

 Ông Lê Văn Triều, ở ấp Tân Long A, xã Tân Bình, bộc bạch: “Sống ở đây ngại nhất là cảnh đau ốm giữa đêm, thay vì ở nơi khác có thể di chuyển bằng xe máy, thì bà con chúng tôi phải đi bằng ghe, xuồng vừa mất thời gian vừa nguy hiểm. Bên cạnh đó, do tuyến kênh này không có đò chạy nên sinh hoạt hàng ngày của người dân khá hạn chế, có khi từ nhà này sang nhà kia phải di chuyển bằng xuồng”.

 Còn chị Nguyễn Thị Nương, ở ấp Tám Ngàn, chia sẻ: “Người lớn ở đây riết rồi quen, chỉ tội nghiệp mấy đứa nhỏ đi học phải bơi xuồng, bơi ghe nguy hiểm. Đoạn đường trước nhà tôi trước kia có mấy cây cầu ván tụi nhỏ đi học té lên té xuống, sau này được các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng 2 cây cầu mới nên việc đi lại có phần thuận tiện hơn, còn tụi nhỏ ở phía trong kênh chưa có đường thì vẫn phải chịu cảnh ngày ngày gia đình đưa rước bằng xuồng, vừa ảnh hưởng đến công việc vừa không an toàn”.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, về phản ánh của các hộ dân tại đây, ông Tùng cho biết: “Chúng tôi có ghi nhận phản ánh của bà con, tuy nhiên do đặc thù địa hình trên địa bàn xã còn nhiều tuyến kênh hiện chưa có đường giao thông, trong đó có những tuyến hình thành trước năm 1975 và rất đông dân cư sinh sống. Nhưng hiện nay do nguồn vốn được cấp hạn chế nên xã không thể xây dựng đường giao thông cho nhiều tuyến cùng một lúc, mà chỉ có thể tập trung đầu tư các tuyến đã hình thành lâu năm, có đông dân cư và nhu cầu bức xúc cao. Đối với các tuyến còn lại, chúng tôi sẽ khảo sát và sớm làm đường cho bà con khi có nguồn vốn”.

Mong muốn về một con đường giao thông thuận tiện để đi lại là chính đáng của người dân. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, không chỉ chính quyền địa phương mà từ các nguồn lực xã hội khác, ngành chức năng có thể quan tâm, tìm giải pháp để giải quyết bức xúc về nhu cầu đi lại cho người dân nơi đây, tránh cảnh bà con phải ngày ngày chèo đò, vượt sông với mong mỏi tìm câu trả lời cho câu hỏi tưởng dễ mà khó. Bao giờ dân có đường? 

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

相关文章

最新评论