【dự đoán tỷ số tối nay】Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:08:46 评论数:
(VTC News) -

Hàng Việt đang hướng tới sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường nhằm hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Trước tác động của biến đổi khí hậu,đổinhậnthứcbắtnhịptiêudùdự đoán tỷ số tối nay môi trường ô nhiễm nặng nề và nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, làn sóng tiêu dùng xanh đang lan rộng trên toàn cầu. Tại Việt Nam sản xuất xanh đang trở thành xu thế tất yếu và là mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh.

Đây chính là những tín hiệu tích cực để hàng Việt hướng tới sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường nhằm hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Thay đổi nhận thức

Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ và tiêu dùng hấp dẫn ở khu vực và trên thế giới với dân số gần 100 triệu người, trên 50% là dân số trẻ, tổng mức tiêu dùng cuối cùng chiếm khoảng 70% tổng ngân sách quốc nội (GDP). Dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 4.900 USD/người và đến năm 2045 khả năng đạt 18.000 USD/năm.

Tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này đã được nâng cao.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này đã được nâng cao. Do đó, việc tăng cường triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng Việt. Nhận định từ các chuyên gia, tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam.

Bởi vậy, nhiều đơn vị đang thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh, nỗ lực chung tay giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon. Thế nhưng, việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong thời gian ngắn không dễ dàng. Thời gian qua, nhiều siêu thị lớn của Việt Nam đã có những hành động cụ thể và thiết thực để giảm thiểu túi nilon cũng như khuyến khích dùng túi sử dụng nhiều lần, chương trình tích điểm khi không sử dụng túi nilon.

Chẳng hạn như nhiều hệ thống siêu thị đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế dần túi nilon hay Công TNHH AEON Việt Nam có dịch vụ cho thuê túi môi trường, khách hàng sẽ được hoàn tiền khi mang trả túi cho lần mua hàng tiếp theo. Cùng chung tay với chiến dịch này, các hãng hàng không Vietjet Air hay Bamboo Airways cũng đặt trọng tâm về kế hoạch sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên các chuyến bay...Đặc biệt, nhiều tổ chức, đơn vị tư nhân trên cả nước đã đứng ra vận động người dân mang đổi vỏ chai nhựa để lấy cây xanh. Các cửa hàng nước giải khát thay vì sử dụng ống hút nhựa đã chuyển sang phục vụ ống hút giấy, dùng cốc sử dụng nhiều lần…

Cần lộ trình cụ thể

Là đơn vị chuyên cung cấp mộc nhĩ đóng gói, ông Nguyễn Tân Phú, Giám đốc Công ty TNHH Thế giới dinh dưỡng – Nutriworld chia sẻ, để hàng Việt ngày càng trở nên thân thiện với người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường, khoảng 5 năm trở lại đây, ngoài các phương pháp sơ chế tự nhiên, công ty còn đóng gói bao bì giấy để dần thay thế cho các loại bao bì nilon khó phân hủy.

Tuy nhiên, chi phí sử dụng bao bì giấy gần gấp đôi so với bao bì nilon nên công ty chủ yếu sản xuất theo nhu cầu. Nếu đối tác nào chấp nhận giá cao công ty sẽ sử dụng bao bì giấy, còn không vẫn dùng bao bì nilon. Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cho biết, từ năm 2013 đến nay, doanh nghiệp đã nghiên cứu và phát triển thương hiệu xanh AnEcop; trong đó, có túi sinh học phân hủy thân thiện với môi trường.Dù phủ xanh thị trường của 20 quốc gia trên thế giới, chinh phục những thị trường khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu nhưng hiện tại sản phẩm này vẫn khó nhân rộng tại các siêu thị Việt Nam.

Lý giải rõ hơn, đại diện Tập đoàn An Phát Hoidings đã chỉ ra sự chênh lệch giá thành chính là một trong những rào cản khiến bao bì xanh chưa đến tay đại đa số người tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên bao bì xanh có giá cao hơn nhiều so với túi nhựa thông thường. Hiện tại, túi sinh học phân hủy đạt tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường có mức giá dao động từ 140.000 - 160.000 đồng/kg trong khi túi nilon chỉ khoảng từ  20.000 - 40.000 đồng/kg. Cũng trong hành trình hướng tới xanh hoá ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này nhìn nhận khách hàng trong nước chưa chú trọng nhiều đến nguyên liệu xanh, thế nhưng rất nhiều đối tác nước ngoài đã tìm đến đặt hàng và doanh nghiệp trong nước đã đáp ứng nhu cầu này.

Tuy nhiên, nguyên liệu xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam vẫn đang ở bước dò đường và doanh nghiệp đã gặp không ít trở ngại trong quá trình phát triển phân khúc sản phẩm này để hàng Việt thân thiện và gần gũi hơn tới tay người tiêu dùng...Đáng lưu ý, khó khăn lớn nhất là giá thành vải làm từ các loại sợi xanh còn quá cao so với các nguyên liệu khác khiến doanh nghiệp sản xuất phải trả thêm từ 30 - 40%, thậm chí 70 - 80% chi phí so với sợi thông thường.

Theo các chuyên gia, về lâu dài, khi nhu cầu gia tăng và công nghệ phát triển, các sản phẩm "xanh" sẽ được sản xuất đại trà với chi phí thấp hơn, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn nhưng quan trọng nhất vẫn là đầu ra.Bởi nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt, đầu ra mạnh sẽ tạo đà để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn. Còn hiện tại, nhu cầu thị trường chưa lớn nên trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi này.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ năm 2015-2020, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh và sản xuất sạch hơn và đã có tín hiệu khả quan. Chẳng hạn trong những hệ thống phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa đã có nhiều gian hàng dành riêng cho những hàng hóa hướng tới tiêu dùng xanh. Tiêu biểu như sản phẩm tiết kiệm năng lượng, ít sử dụng đến tác nhân gây hại môi trường như sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn cho sức khỏe người lao động và môi trường. Đặc biệt, có những hoạt động tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon và những sản phẩm ô nhiễm môi trường khác làm từ nhựa…

Để hạn chế được tình trạng này, đạt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị tăng cường những giải pháp để hạn chế các sản phẩm nhựa trong ngành công thương, không chỉ trong khâu sản xuất mà cả khâu tiêu dùng. "Đây cũng là một trong những văn bản có tính quyết định trong giai đoạn tới đây khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050",bà Lê Việt Nga khẳng định.

UYÊN HƯƠNG