当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq đuc 2】Anh lại xin lùi thời gian Brexit

Việc Quốc hội Anh không thông qua kế hoạch Brexit đã làm cho cả Anh và EU rơi vào tình huống khó khăn.

Trong tuyên bố mới đây về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU),ạixinlithờkq đuc 2 hay còn gọi là Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc các nghị sĩ Anh không thể nhất trí về cách thực hiện Brexit. Chính vì vậy, Anh không thể rời khỏi EU đúng hạn vào ngày 29-3 tới đây.

Thủ tướng Anh Theresa May (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại Strasbourg, Pháp ngày 11-3-2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Thủ tướng May cũng tái khẳng định việc hủy bỏ Brexit sẽ gây ra tổn hại không thể bù đắp, không chỉ cho thế hệ chính khách hiện tại mà còn cho toàn bộ tiến trình dân chủ. Do vậy bà May vẫn quyết tâm thực hiện Brexit của mình: “Chúng tôi đã cho các bạn câu hỏi, các bạn cũng đã đưa ra câu trả lời, bây giờ tôi muốn các bạn đi theo lựa chọn này và đó cũng là điều tôi quyết tâm thực hiện”.

Trong một động thái cấp bách liên quan, Thủ tướng Anh Theresa May đã đề nghị EU lùi thời điểm thực thi Brexit. Trong lá thư gửi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk mới đây, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã cố gắng làm mọi cách để Vương quốc Anh có thể rời khỏi EU một cách trật tự theo đúng thời hạn quy định, tuy nhiên nỗ lực này của bà đã bị Hạ viện Anh ngăn cản. Vì thế, để tiến trình Brexit không đi vào các kịch bản nguy hiểm, bà May đề nghị Hội đồng châu Âu đồng ý cho nước Anh gia hạn điều 50 Hiệp ước Lisbon thêm 3 tháng, đến ngày 30-6-2019 mới chính thức thực thi Brexit.

Để thuyết phục phía châu Âu đồng ý với việc gia hạn này, trong lá thư, bà May cũng cho biết bà vẫn sẽ không từ bỏ ý định đưa bản thỏa thuận Brexit mà Chính phủ Anh và EU đã đạt được vào cuối tháng 11-2018 ra bỏ phiếu một lần nữa tại Hạ viện Anh. Đồng thời, bà May cũng cam kết sẽ tìm kiếm thêm sự ủng hộ trong nội bộ nước Anh để bản thỏa thuận được Hạ viện Anh thông qua. Tuy nhiên, bà May cũng đã đề nghị phía châu Âu tái khẳng định các cam kết và nhượng bộ đã được đưa ra vào tối ngày 11-3 tại Strasbourg, liên quan đến điều khoản backstop.

Trong một động thái liên quan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho rằng, 27 quốc gia thành viên còn lại của EU đều bất lực cho tới khi London giải quyết được cuộc khủng chính trị liên quan tới vấn đề Brexit.

Tuy nhiên, EC cảnh báo việc trì hoãn Brexit tới ngày 30-6 sẽ gây ra những “nguy cơ pháp lý và chính trị nghiêm trọng” đồng thời đưa ra hai lựa chọn ưu tiên, gồm hoãn Brexit tới ngày 23-5 (trước thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu) hoặc là ít nhất tới cuối năm 2019. EC cho rằng đây là những lựa chọn tốt nhất để đảm bảo chức năng và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy điều hành EU.

Nếu các quốc gia thống nhất cho phép trì hoãn Brexit trong thời gian dài thì phải đảm bảo Anh cam kết bỏ phiếu trắng trong các phiên tranh luận của EU về những vấn đề quan trọng như ngân sách hay việc bổ nhiệm các vị trí trong EC. Yêu cầu này là nhằm ngăn chặn London dùng quyền phủ quyết như một “quân cờ” để gia tăng sức ép, buộc EU nhượng bộ trong các cuộc đàm phán tiếp theo về Brexit. Ngoài ra, việc trì hoãn sẽ không được sử dụng để tái đàm phán thỏa thuận Brexit mà hai bên đã đạt được hồi cuối năm 2018. Đây được xem là “lựa chọn tốt nhất có thể”.

Giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng EU sẽ đồng ý với đề nghị của Anh nhưng lãnh đạo nhiều nước châu Âu sẽ đòi hỏi bà Theresa May phải đưa ra thêm nhiều cam kết cụ thể hơn về việc dự định tiến hành tiếp tiến trình Brexit ra sao trong thời gian tạm hoãn 3 tháng? Câu hỏi khó này đang làm đau đầu cả Thủ tướng Anh Theresa May và EU.

HN tổng hợp

分享到: