【kết quả giải vô địch nauy】Khủng hoảng rác thải y tế thời dịch Covid
Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu bật tình trạng thừa rác thải y tế trên thế giới vì đại dịch Covid-19.
Rác thải y tế đang gây áp lực cho các hệ thống xử lý chất thải. Ảnh: Reuters
Tờ New York Times ngày 4-2 dẫn nguồn báo cáo của WHO cho biết hàng ngàn tấn rác,ủnghoảngrcthảiytếthờidịkết quả giải vô địch nauy gồm kim tiêm đã sử dụng, bộ xét nghiệm, lọ vắc-xin rỗng đã gây áp lực cho các hệ thống xử lý chất thải, đồng thời đe dọa cả sức khỏe con người lẫn môi trường.
Theo ước tính, khoảng 87.000 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân, vật tư để xét nghiệm và tiêm chủng Covid-19 đã được phân phối cho các quốc gia từ tháng 3-2020 đến tháng 11-2021 thông qua một sáng kiến khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, hầu hết thiết bị, vật tư này sau đó đã bị vứt bỏ như rác thải.
Ngoài ra, việc tiêm hơn 8 tỉ liều vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu đã tạo ra 143 tấn rác thải dưới dạng ống tiêm, kim tiêm và hộp đựng. Báo cáo cho biết một số chất thải có thể khiến nhiều người bị kim tiêm đâm trúng hoặc phơi nhiễm với mầm bệnh.
Tại Trung Quốc, theo Bộ Môi trường quốc gia nước này, vào thời điểm dịch Covid-19 đạt đỉnh ở nước này, thành phố Vũ Hán đã thải ra 240 tấn rác thải y tế mỗi ngày, gấp 6 lần mức bình thường. Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính có thêm 280 tấn rác thải y tế được thải ra mỗi ngày ở thủ đô Manila - Philippines.
Con số này tại thủ đô Jakarta - Indonesia là 212 tấn. Điều đáng lo, theo ADB, là không có nhiều nước đủ năng lực xử lý lượng rác thải y tế tăng thêm này.
Đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy nhu cầu bao bì nhựa cũng như gia tăng sản xuất các mặt hàng dùng một lần như khẩu trang, găng tay và các bộ kit xét nghiệm, trong đó nhựa là thành phần chính. Thêm vào đó, lệnh phong tỏa được áp đặt ở nhiều thành phố đã gây trở ngại cho nỗ lực tái chế rác thải đô thị, khiến các chính quyền phải sử dụng những lò đốt rác vốn đang quá tải nhằm tránh tình trạng rác thải chất đống.
“Đốt rác có thể là một giải pháp khẩn cấp để đối phó sự gia tăng mạnh mẽ của chất thải y tế nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe cộng đồng chắc chắn là những khía cạnh mà chúng ta cần xem xét cẩn thận”, ông Shardul Agrawala, chuyên gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cảnh báo. Tại không ít quốc gia, rác thải y tế thậm chí bị đổ ra các bãi rác thông thường hoặc bị vứt bỏ bừa bãi.
Để giải quyết những vấn đề nói trên, báo cáo khuyến khích sử dụng loại bao bì và quá trình vận chuyển “thân thiện với môi trường”, các thiết bị và sản phẩm có thể tái sử dụng được làm từ vật liệu có thể tái chế hoặc phân hủy sinh học.
Báo cáo cũng lưu ý 30% các cơ sở y tế trên thế giới không thể xử lý lượng rác thải họ tạo ra từ trước đại dịch. Con số này tăng lên 60% ở những nước kém phát triển nhất. Số rác thải này có thể làm ô nhiễm không khí của những khu dân cư gần đó nếu bị đốt, làm ô nhiễm nguồn nước và thu hút các loài gây hại mang bệnh.
Nhóm tác giả báo cáo kêu gọi tăng cường đầu tư vào các công nghệ tái chế và xử lý chất thải sạch hơn.
Các chuyên gia về chất thải rắn cho biết một số lượng lớn thiết bị bảo hộ cá nhân đã bị phân loại nhầm là nguy hại. Phần lớn vật liệu đó được đổ vào các hố đốt rác vì nó bị loại khỏi thùng rác thông thường.
Con số nói trên chưa tính đến rác thải từ hàng trăm tấn vật tư không được phân phối thông qua Liên Hiệp Quốc hoặc các loại khẩu trang, bộ xét nghiệm tại nhà được công chúng sử dụng.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关推荐
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- Không có chuyện giá ô tô sẽ giảm trong năm 2015
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 18/11/2015
- Tin tức mới cập nhật ngày 11/11/2015: TP HCM sẽ cắt giảm 13.927 biên chế
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- 48 công nhân cây xanh TPHCM ra Hà Nội, Hải Phòng hỗ trợ khắc phục bão Yagi
- Sạt lở đất chắn ngang quốc lộ 6 qua Mộc Châu, giao thông tê liệt
- Bão số 3 Yagi vẫn giữ cường độ rất mạnh, áp sát bờ biển Quảng Ninh