Cần vai trò của các cổ phiếu trụĐiều đáng ngại hơn mức giảm điểm số hôm nay là liệu các cổ phiếu vốn hóa lớn còn sung sức kéo chỉ số VN-Index ở vùng đỉnh nữa hay không. Mức giảm trong phiên hoàn toàn đến từ nhóm blue-chips,Đứtmạchphiêntăngliêntiếkết quả bóng đá ý tối nay với các đại diện VHM, MSN, TCB, GAS, PLX, BVH, BID... Nhiều cổ phiếu trong nhóm blue-chips có thể gặp khó khăn nhất định trong cơ hội tăng cao hơn. Đơn cửa MSN sụt giảm 1,65% hôm nay là một tín hiệu xấu vì giá đang kiểm định lại đỉnh cao lịch sử của chính nó hồi tháng 9. Nếu không vượt qua được thì có rủi ro MSN sẽ điều chỉnh giảm dưới áp lực chốt lời vì tất cả các nhà đầu tư đều đang có lãi. GAS sụt giảm 0,89% phiên này cũng không nguy hiểm bằng việc giá ngập ngừng sát đỉnh cao lịch sử từ đầu 2018. Trong 5 phiên gần nhất GAS chỉ lình xình đi ngang ở vùng giá rất cao, trong khi giá dầu cũng đang đứng ngay tại đỉnh cao cũ từ 2018. Cả nhóm dầu khí hôm nay đều tỏ ra lo ngại với khả năng giá dầu đạt đỉnh: PLX giảm 2,18%, PVD giảm 0,61%, PVS giảm 1,37%, PVC giảm 2,33%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay cũng điều chỉnh ngắn hạn cả loạt khi vài ngày qua lợi nhuận khá ổn. Nhóm này đang trên đà phục hồi nhưng vẫn chưa rõ ràng có khả năng đi cao hơn để thoát khỏi xu hướng giảm, hay chỉ là nhịp hồi ngược chiều của xu thế giảm. TCB đóng cửa giảm 1,13%, CTG giảm 0,32%, BID giảm 0,87%, MBB giảm 0,52%, STB giảm 1,32%... Nhìn chung tất cả các cổ phiếu trụ quan trọng nhất hôm nay đều không thể hiện được vai trò lúc cần thiết. VIC tăng 0,22% là trụ lớn duy nhất còn tăng. Mã này đi lên rất chậm rãi, 17 phiên vừa qua cũng mới tăng 8,8% giá trị. Hôm nay VIC tăng gần như trọn ngày và là trụ duy nhất là được điều đó. Đại đa số blue-chips đều tăng trước trong buổi sáng rồi lao dốc trong buổi chiều. Ngược lại, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có biểu hiện tốt hơn, số lớn vẫn tăng giá. Sàn HoSE đóng cửa vẫn có 195 mã tăng, nhưng tụ nhiều vào các cổ phiếu nhỏ. Smallcap chẳng hạn, vẫn có 7 mã kịch trần thanh khoản khá cao. Toàn sàn HoSE có 11 mã tăng trần lúc đóng cửa. ITD, LDG, DCM thanh khoản khá ấn tượng, trong đó ITD và DCM đều có đỉnh cao lịch sử mới. Lùi lại lấy đà?Việc thị trường dừng lại sau 7 phiên tăng liên tục không có gì bất ngờ. Từ đầu năm tới nay VN-Index chưa có nhịp tăng nào dài quá 7 phiên liên tiếp. Điều khiến thị trường có thể bất an hơn là chỉ số đang tiến vào vùng đỉnh cao lịch sử. Về mặt kỹ thuật, sau khi tăng vượt đỉnh cao tháng 8, VN-Index chỉ còn ngưỡng kháng cự cuối cùng là đỉnh cao lịch sử hồi tháng 7. Tuy nhiên thị trường hoàn toàn có thể chững lại vài phiên để chắc chắn rằng đỉnh cao tháng 8 đã trở thành mốc hỗ trợ mới. Đây là một diễn biến kỹ thuật mà tất cả các nhà đầu tư theo trường phái này đều hiểu rõ. Mức giảm chưa tới 3 điểm hôm nay cũng chỉ là phần nhỏ sau 60 điểm tăng. Về mặt kỹ thuật, nhịp thoái lui có thể đưa VN-Index trở lại quanh ngưỡng 1.380 điểm, tức là tương đương với đỉnh cao tháng 8. Cho đến khi chỉ số duy trì được trên mức này thì cơ hội tiến về đỉnh lịch sử vẫn còn. Yếu tố còn lại chính là vai trò của các cổ phiếu vốn hóa lớn như thế nào. Khá nhiều mã lớn vẫn chưa thể kiểm định đỉnh cao lịch sử tương tự như chỉ số. Nói cách khác, nhịp tăng này của VN-Index đang mạnh hơn diễn biến ở blue-chips. Các cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên tăng và chỉ số đi lên, nhưng hiếm có blue-chips nào thật sự nổi bật. Các nhóm cổ phiếu quan trọng nhất có thể kể tới là nhóm ngân hàng bao gồm VCB, BID, CTG, TCB, VPB; nhóm Vin gồm VIC, VHM, còn lại có GAS, VNM, HPG. Đó là các cổ phiếu có khả năng đưa VN-Index tới đỉnh lịch sử, thậm chí là vượt đỉnh. Các mã này cần một chất xúc tác mạnh.
|