Vinalines sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước. Ảnh: VNL TheổngcôngtyHànghảiViệtNamsauIPOsẽcótêngiaodịchmớkq inter milano ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng Giám đốc Vinalines, ngày 20/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 751/QĐ – TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Đây là sự khẳng định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc tái cơ cấu thành công Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ông Tĩnh cho biết, sau khi tiến hành IPO và chuyển sang hoạt động theo mô hình quản trị mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Viet Nam Maritime Corporation (VIMC) vẫn kiên định mục tiêu đến năm 2020 là doanh nghiệp hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam. Đến năm 2030, VIMC trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực, có khả năng cạnh tranh cao với lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Cũng tại hội thảo, giải đáp về thực trạng tài chính của Vinalines, theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines Lê Anh Sơn, cách đây 4 năm, lỗ lũy kế của Vinalines lên tới 22.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 5.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ Nhà nước giao là 10.000 tỷ đồng. Tuy vậy, qua thời gian tái cơ cấu, hiện số nợ giảm xuống chỉ còn khoảng 2.000 tỷ đồng và vốn điều lệ sau cổ phần hóa sẽ nâng lên hơn 14.000 tỷ đồng. Trước ý kiến cho rằng, với kết quả kinh doanh ở thời điểm hiện tại, Vinalines có quá tự tin khi đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 700 tỷ đồng vào năm 2019 và hơn 950 tỷ đồng vào năm 2020, theo ông Sơn, sở dĩ kết quả lợi nhuận hiện chưa có đột phá do đơn vị đang tập trung tái cơ cấu đội tàu. “Giai đoạn 2006 - 2010, Vinalines đã đầu tư đội tàu với giá trị mua rất cao, chi phí vận hành rất lớn. Đến nay do một số “tàu già” hoạt động kém hiệu quả, Vinalines đã tiến hành thanh lý. Tài sản tinh gọn là nguyên nhân lợi nhuận trong mấy năm qua âm. Song, khi đội tàu đã cơ bản được tái cấu trúc, hoạt động năng suất hơn, Vinalines hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra", ông Sơn cho biết. Giải đáp về kế hoạch thoái vốn tại các công ty thành viên, ông Sơn cho biết, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, một số đơn vị thành viên của Vinalines trong tình trạng hoạt động không liên tục. Ngay trong quý này, Vinalines sẽ thoái vốn hết tại các DN gây thua lỗ, chỉ giữ lại các DN mang lại lợi ích trong định hướng phát triển dịch vụ chuỗi logistics trọn gói của tổng công ty. Cũng theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, mảng kinh doanh cốt lõi của đơn vị sau cổ phần hóa vẫn là: Vận tải biển - khai thác cảng biển - dịch vụ hàng hải. Tuy nhiên, Vinalines sẽ tập trung đầu tư mạnh hơn về cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu và dịch vụ logistics để hình thành dịch vụ chuỗi, tiết kiệm thời gian, chi phí vận tải cho khách hàng. Theo kế hoạch, Vinalines sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào 8h30 ngày 5/9/2018 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thời gian nộp đơn và tiền cọc chậm nhất là 15h30 phút ngày 28/8. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất là vào 16h00 ngày 31/8. Vinalines là doanh nghiệp hàng hải hàng đầu với chuỗi giá trị khép kín gồm khai thác cảng - vận tải biển – dịch vụ hàng hải. Vinalines sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước với 84 tàu, tổng trọng tải 1.800.625 tấn, tại thời điểm 31/12/2017, chiếm 25% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia. Hệ thống cảng biển trọng yếu trải dài Bắc – Trung – Nam với chiều dài 13.000 m (chiếm 1/5 tổng chiều dài cầu cảng cả nước). Hệ thống kho bãi lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 263 ha. Hiện Vinalines vận hành 15 công ty cảng trải dài khắp cả nước, tại những khu vực kinh tế trọng điểm, liên kết chặt chẽ với hệ thống vận tải nội địa, khu vực và quốc tế. Về vận tải biển, tổng công ty chiếm 25% tổng trọng tải đội tàu biển của Việt Nam với tập khách hàng đều là những công ty đầu ngành. Tuổi trung bình của đội tàu sẽ giảm đáng kể sau tái cấu trúc và hoạt động trở nên chuyên biệt hơn./. Trí Dũng |