Công, nông đều giảm
Mấy năm gần đây, nhóm hàng công nghiệp chế biến với những ngành hàng dẫn đầu là dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại các loại và linh kiện điện thoại… được cho là “cứu cánh” của XK. Tuy nhiên, năm nay mức tăng trưởng của những ngành hàng này rất thấp đã tác động không nhỏ đến mục tiêu XK tăng trưởng 10% như kế hoạch đề ra.Bộ Công Thương dự báo XK của một số mặt hàng trong năm 2016: Thủy sản đạt 7,12 tỷ USD tăng 8% so với năm 2015; cà phê đạt 1,5 triệu tấn với kim ngạch 2,43 tỷ USD tăng 10% về lượng nhưng giảm 7% về giá; cao su đạt 1-1,1 triệu tấn, kim ngạch 1,65 tỷ USD; hồ tiêu đạt 145.000 tấn, kim ngạch 1,38 tỷ USD tăng 8,9% về lượng và 9,5% về kim ngạch; rau quả đạt 2,2 tỷ USD tăng 19,6%.
Với nhóm hàng công nghiệp dự kiến đều tăng nhưng mức tăng thấp: Dệt may đạt 28,5-29 tỷ USD, chỉ tăng 5%; giày dép đạt 13,5 tỷ USD tăng 12%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 9,5 tỷ USD tăng 14-15%...
“Ăn đong” là tình trạng chung mà các DN dệt may từ lớn đến nhỏ đang gặp phải. Tình hình này hoàn toàn trái ngược so với những năm trước đó. Sở hữu 13 công ty con với hơn 14.000 lao động, nếu những năm trước, tới thời điểm này Công ty CP May Hưng Yên đã có đơn hàng đến hết năm thì nay, đơn hàng mới chỉ ký đến hết tháng 8 và vẫn chưa ký được đơn hàng mới. “Chi phí trong nước thì liên tục tăng mạnh trong khi đơn hàng ít, khách hàng yêu cầu giảm giá từ 10-15%, thậm chí giảm sâu tới 20% mà chúng tôi vẫn phải chấp nhận làm”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT, Công ty May Hưng Yên ngậm ngùi chia sẻ. Thậm chí, có những DN còn phải nhận đơn hàng lung tung miễn sao kéo được việc làm để “sống” qua cơn bĩ cực. Với những khó khăn này, XK dệt may trong 7 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng trưởng 5,4%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Ngành hàng được cho là có nhiều thuận lợi trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới còn gặp khó khăn như vậy, huống chi những mặt hàng phụ thuộc vào thời tiết, bấp bênh vì thiên tai, hạn hán như gạo, cà phê, tiêu, cao su… Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) gói gọn tình trạng XK nông lâm thủy sản trong 2 từ “đến ngưỡng”. Theo đó, lượng của các mặt hàng có tăng nhưng không đáng kể song giá XK lại giảm mạnh. Chỉ tính riêng phần giảm do giá đã làm kim ngạch XK nhóm hàng giảm 548 triệu USD. Cộng dồn khó khăn của từng ngành hàng đã khiến cho kim ngạch XK của cả nước cũng chỉ tăng trưởng trên 5%. Mức tăng trưởng này là áp lực không hề nhỏ cho những tháng còn lại của năm 2016.
Nhìn vào bức tranh XK chung của cả nước có thể thấy, do đã “đến ngưỡng” nên hàng hóa của Việt Nam bị cạnh tranh khá gay gắt. Trong khi đó, nhu cầu NK của các nước phục hồi chậm, sự dư thừa của một số mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc đã khiến cho giá nhiều hàng hóa XK giảm. Như vậy, khó khăn lớn nhất đối với XK của nước ta vẫn là giá XK giảm và khả năng cạnh tranh yếu kém. Khó khăn này đã được chỉ ra từ lâu nhưng dường như thời điểm này XK mới “ngấm đòn”. Chính vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao XK tăng thấp?” vẫn không có gì mới hơn.
Cần cái bắt tay
Theo Bộ Công Thương, xét theo yếu tố chu kỳ thì XK 6 tháng cuối năm luôn cao hơn so với 6 tháng đầu năm khoảng 10%, ví dụ năm 2014 tỷ lệ này là 11%, 2015 là 8,5%. Ngoài ra, XK nhiều mặt hàng bắt đầu được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới ký kết, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước và XK. Song, XK những tháng cuối năm 2016 được dự báo còn rất nhiều khó khăn kể cả khách quan lẫn chủ quan. Khó khăn khách quan là thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến nguồn cung, năng suất, chất lượng các mặt hàng nông thủy sản XK; bất ổn chính trị tại các thị trường chủ lực tiếp tục làm giảm nhu cầu tiêu dùng… Về chủ quan, sản xuất nông thủy sản chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, tự phát, chưa chuyển dịch sang hướng chế biến sâu; nhiều mặt hàng công nghiệp chủ lực có giá trị XK cao nhưng chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh… “Vì thế, việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng XK của năm 2016 (10%) như Quốc hội đề ra là một nhiệm vụ khó khăn”, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận.
Được biết, trong tháng 7, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đích thân chủ trì hội nghị chuyên đề “Giải pháp thúc đẩy XK các tháng cuối năm 2016”. Rất nhiều ý kiến DN nêu lên khó khăn, vướng mắc liên quan đến thị trường, rào cản thị trường, vốn, lãi suất, lương… Với những khó khăn này, trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh đã nêu ra nhiều kiến nghị về việc phối hợp với các bộ, ngành cùng giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội đồng Tiền lương quốc gia rà soát, sửa đổi các vướng mắc trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội và quy định về thu phí công đoàn 2% phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam theo kiến nghị của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam. Bộ Tài chính xem xét áp dụng chính sách thuế GTGT với thuế suất 0% đối với mặt hàng chè và cao su sơ chế lưu thông nội địa (như đã áp dụng với mặt hàng cà phê, hồ tiêu, nhân điều…); xem xét thành lập Quỹ Phát triển cà phê thay cho Quỹ Bảo hiểm XK cà phê như kiến nghị của Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam.
Với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan này điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ cho lĩnh vực sản xuất, XK giúp tăng tính cạnh tranh cho các DN Việt Nam, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát những khó khăn còn tồn tại về kênh thanh toán tại một số thị trường XK chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc, Liên bang Nga, một số nước châu Phi… để có giải pháp tạo thuận lợi cho XK. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và DN thu mua, chế biến XK cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản nợ quá hạn do bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn, xâm nhập mặn; giãn thời gian cho vay ngoại tệ để NK nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất XK (hiện là 6 tháng) và có chính sách tín dụng dài hạn để DN có nguồn vốn vay đầu tư thay đổi công nghệ và thiết bị.
顶: 197踩: 9653
【nhận định trận argentina】Lo cho xuất khẩu, Bộ Công Thương cần "viện trợ"
人参与 | 时间:2025-01-10 11:34:23
相关文章
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA
- Đồng bào Công giáo đồng hành, đóng góp phát triển quê hương
- Tổ chức triển lãm Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam
- 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- 100 suất quà “Ấm tình mùa xuân” cho hộ nghèo
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân
- Kết luận thanh tra nhiều vụ sai phạm về đất đai, đất rừng, trật tự xây dựng trên đảo Phú Quốc
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Nở rộ cửa hàng, quán trà sữa
评论专区