Ký ức những ngày đầu
Những ý tưởng đầu tiên về việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam phải đối diện khá nhiều ngờ vực: Ngờ vực từ một số quan điểm cho rằng TTCK là sản phẩm của “tư bản”,ịtrườngcổphiếuLớnmạnhsaunhiềuthờikỳsónggióxep hang 2 mexico ngờ vực về rủi ro của một “sân chơi” mới lạ chưa có bao giờ trước đây, ngờ vực việc thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia…
Tuy nhiên thời gian đã chứng minh, chủ trương và quan điểm phát triển thị trường vốn là một quyết sách hoàn toàn đúng đắn và mang tầm chiến lược. Từ năm 1996, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đã nêu rõ, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Trong đó, vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài.
Giai đoạn 2016 - 2021, thị trường cổ phiếu Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phục hồi mạnh nhất thế giới. |
Quan điểm đúng đắn đã được thể hiện bằng hành động cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 75/NĐ-CP của Chính phủ vào tháng 11/1996. Sau thời gian chuẩn bị cẩn trọng và kỹ lưỡng, ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE và SAM, mở ra một chương mới của thị trường vốn, thị trường tài chính bậc cao trên đất nước Việt Nam.
Trong giai đoạn từ tháng 7/2000 - 7/2005, TTCK Việt Nam chỉ có một Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại TP. Hồ Chí Minh. Trong 5 năm đầu hoạt động, TTCK Việt Nam phát triển tương đối chậm, nhưng bắt đầu có những chuyển biến tích cực kể từ năm 2005 khi Nhà nước kiên quyết xóa bỏ bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Tiến trình cổ phần doanh nghiệp nhà nước thông qua đấu giá gắn với việc niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán mở ra một giai đoạn phát triển mới cho TTCK.
Từ tháng 7/2005, TTCK đã có 2 trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sau đó lần lượt được chuyển đổi mô hình từ đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước thành sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sức lớn mạnh không ngừng
Trong quá trình phát triển, quy mô thị trường tăng trưởng mạnh, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Từ mốc sơ khởi chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK với vốn hóa thị trường 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000. Trong giai đoạn 2001 - 2005, vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng mới chỉ đạt khoảng 1% GDP (cuối năm 2005 có cổ phiếu của 41 công ty niêm yết). Dấu mốc tăng tốc bắt đầu diễn ra từ năm 2006 với số cổ phiếu niêm yết đã tăng lên 193, mức vốn hóa là 23% GDP.
Giai đoạn 2006 có thể coi là thời kỳ đáng nhớ với TTCK với những sự kiện liên quan khác tạo ra sự phấn khích rất lớn trong các nhà đầu tư. Đó là thời kỳ Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Chứng khoán được thông qua, Tổng thống Mỹ George W. Bush đến thăm đích thân đánh cồng mở cửa phiên giao dịch…
Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, thị trường cổ phiếu vẫn tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021. |
Tiếp đó đến năm 2007, các sàn chứng khoán có 249 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết (sàn TP. Hồ Chí Minh là 138, sàn Hà Nội là 111), mức vốn hóa tăng vọt lên trên 40% GDP năm 2007, đến năm 2010 đạt 39% GDP.
Chặng đường phát triển của thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng từng đối mặt với những bước thăng trầm và một trong những giai đoạn thử thách lớn nhất là thời kỳ rớt giá liên tục của thị trường từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2009. Sự lao dốc của thị trường thời kỳ này có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, nhưng một phần chịu “cú bồi” của đợt khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (sau sự cố Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008).
Từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2009, thị trường cổ phiếu đã bước vào giai đoạn phục hồi, nhưng thị trường còn non trẻ của Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều thách thức. Sự bất ổn của thị trường bất động sản và “cơn lốc” lạm phát năm 2010 đã là tác nhân gây ảnh hưởng sâu rộng đến TTCK trong giai đoạn từ sau năm 2010. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009. Tiếp đó, chỉ số CPI năm 2011 tăng tới 18,13% so với năm 2010.
Năm 2021, thị trường cổ phiếu vẫn tăng trưởng ấn tượng Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, thị trường cổ phiếu vẫn tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021. Chỉ số VN-Index có thời điểm đã vượt qua mốc 1.400 điểm. Thanh khoản thị trường tăng cao, thị trường thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới tham gia. Tính đến tháng 9/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) có 403 cổ phiếu (chưa kể chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có 341 cổ phiếu niêm yết và 903 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. |
Giai đoạn thử thách mới của thị trường cổ phiếu theo đó diễn ra trong giai đoạn 2010 - 2011. Bối cảnh đầy thách thức trên đã khiến cho nhiều nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn rút lui, thị trường sụt giảm thanh khoản và rơi vào trạng thái đi xuống từ từ trong suốt một thời gian dài.
Năm 2011, giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên chỉ đạt 1.032 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2010. Mức vốn hóa đạt khoảng 602 nghìn tỷ đồng, giảm 124 nghìn tỷ đồng; mức vốn hóa so với GDP giảm xuống 25% từ mức 39% cuối 2010. Việc huy động vốn qua TTCK gặp nhiều khó khăn do thị trường giảm sút và mặt bằng lãi suất cao…
Tuy nhiên, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã quyết tâm thực hiện tái cấu trúc toàn diện TTCK, cùng với những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ, chứng khoán Việt Nam đã có bước hồi phục, phát triển ổn định trong giai đoạn từ 2012 - 2021.
Giai đoạn 2016 - 2021, thị trường cổ phiếu Việt Nam được đánh giá là 1 trong những thị trường có tốc độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Chỉ trong vòng 7 năm, từ con số 1 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (năm 2014) thì đến giữa năm 2021, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã có khoảng 45 doanh nghiệp có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD. Một điều đặc biệt nữa, đó là qui mô giao dịch hiện nay đã thường xuyên đạt mức hơn 1 tỷ USD/phiên và vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 109% GDP.